BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÁNG 5 NĂM 2008
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THÁNG 5 NĂM 2008:
1. Kết quả sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo giá cố định 94) tháng 5 ước thực hiện 4.973 tỷ đồng, đạt 7,8% kế hoạch năm, tăng 9,78% so với cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp quốc doanh ước đạt 1.914 tỷ đồng, bằng 101,08% so với cùng kỳ, công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 686 tỷ đồng, tăng 62,17% so với cùng kỳ, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.374 tỷ đồng, tăng 7,20% so với cùng kỳ.
Lũy kế 5 tháng/2008 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 24.110 tỷ đồng, tăng 8,92% so với cùng kỳ, đạt 37,6% kế hoạch năm. Trong đó: Khu vực quốc doanh ước đạt 8.895 tỷ đồng, bằng 100,70% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 36,90% toàn ngành; khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 3.214 tỷ đồng, tăng 63,90% và có tỷ trọng so toàn ngành tiếp tục tăng (chiếm 13,33% so với 8,86% 5 tháng năm 2007); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 12.001 tỷ đồng, tăng 5,82% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 49,77% toàn ngành.
Chỉ tiêu |
KH |
TH |
So sánh (%) |
|
Cùng kỳ |
KH |
|||
GTSX công nghiệp toàn tỉnh |
64.111 |
24.110 |
108,92 |
37,6 |
- CN quốc doanh |
23.828 |
8.895 |
100,70 |
37,3 |
- CN ngoài quốc doanh |
8.000 |
3.214 |
163,90 |
40,2 |
- CN có vốn ĐTNN |
32.283 |
12.001 |
105,82 |
37,2 |
Phân cấp quản lý |
64.111 |
24.110 |
|
|
- Trung ương |
46.970 |
15.400 |
|
|
Tỷ trọng |
|
63,88% |
-6,26% |
|
- Địa phương |
17.141 |
8.710 |
|
|
Tỷ trọng |
|
36,12% |
+ 6,26% |
|
ª Kết quả sản xuất công nghiệp theo phân ngành công nghiệp:
- Công nghiệp khai thác mỏ: giá trị sản xuất tháng 5 ước thực hiện 1.229 tỷ đồng, đạt 7,1% kế hoạch năm và bằng 96,97% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng giá trị sản xuất ước đạt 6.545 tỷ đồng, bằng 97,59% so với cùng kỳ, đạt 37,6% kế hoạch năm. Trong đó khai thác dầu thô đạt 6.505 tỷ đồng, giảm 2,8% so với cùng kỳ, khai thác đá và mỏ khác đạt 40 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ do nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng.
- Công nghiệp chế biến: giá trị sản xuất tháng 5 ước thực hiện 2.191 tỷ đồng, đạt 6,8% kế hoạch năm và tăng 25,68% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng giá trị sản xuất ước đạt 10.235 tỷ đồng, đạt 31,7% kế hoạch năm và tăng 27,91% so với cùng kỳ. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục phát triển ổn định, cụ thể:
+ Sản lượng thép đạt 525 ngàn tấn (tăng 25,5% so với cùng kỳ), trong đó: khu vực quốc doanh đạt 315 ngàn tấn, tăng 17,1%, khu vực ngoài quốc doanh đạt 10.244 tấn, gấp 14 lần so với cùng kỳ do có nhà máy thép SMC và nhà máy thép Việt mới đi vào hoạt động, khu vực ĐTNN đạt 200 ngàn tấn, tăng 34,66%.
+ Xi măng đạt 878 ngàn tấn tăng gấp 2,1 lần so cùng kỳ; gạch men tăng 31,1%, gạch xây dựng tăng 63,2% so với cùng kỳ do nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng.
+ Sản lượng phân đạm đạt 278 ngàn tấn, bằng 88,7% so cùng kỳ do nhà máy đạm Phú Mỹ tạm ngưng hoạt động 3 tuần trong tháng 4 để bảo dưỡng định kỳ.
+ Sản lượng phân NPK đạt 93,1 ngàn tấn, tăng 25,6% so với cùng kỳ.
- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước:
Giá trị sản xuất tháng 5 ước thực hiện 1.553 tỷ đồng, đạt 10,8% kế hoạch năm và tăng 2,21% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2008 giá trị sản xuất ước đạt 7.330 tỷ đồng, đạt 50,8% kế hoạch năm và bằng 98,69% so với cùng kỳ do khí đốt chỉ bằng 96,8% và sản lượng điện sản xuất bằng 99,1% so cùng kỳ. Trong đó công ty TNHH 1 thành viên nhiệt điện Phú Mỹ và công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa đạt 8,46 tỷ Kwh tăng 2%; dự án điện BOT Phú Mỹ 3 và nhà máy điện Phú Mỹ 2-2 sản lượng chỉ bằng 93,71% cùng kỳ làm ảnh hưởng đến sản lượng điện sản xuất toàn ngành.
1.1 Công nghiệp trừ dầu và khí đốt:
Trong tháng 5, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí ước thực hiện 3.510 tỷ đồng (theo giá cố định 94), đạt 7,5% kế hoạch năm và tăng 16,92% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng ước đạt 16.361 tỷ đồng, tăng 15,56% so với cùng kỳ và đạt 34,9% kế hoạch năm. Trong đó các thành phần kinh tế đạt được như sau:
Chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Ước TH 5th/2008 |
So sánh (%) |
|
KH |
Cùng kỳ |
|||
Giá trị sản xuất CN trên địa bàn |
64.111 |
24.110 |
37,6 |
108,92 |
Dầu thô và khí đốt |
17.278 |
7.749 |
44,8 |
97,14 |
Trừ dầu và khí đốt |
46.833 |
16.361 |
34,9 |
115,56 |
- CN quốc doanh (TW) |
20.699 |
7.651 |
37,0 |
101,37 |
- CN ngoài quốc doanh |
8.000 |
3.214 |
40,2 |
163,90 |
- CN có vốn ĐTNN |
18.134 |
5.496 |
30,3 |
118,22 |
1.1.1 Công nghiệp quốc doanh (không tính khí đốt):
Giá trị sản xuất tháng 5 ước thực hiện 1.671 tỷ đồng, đạt 8,1% kế hoạch năm và bằng 102,6% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đạt 7.651 tỷ đồng, bằng 101,37% so với cùng kỳ, đạt 37,0% kế hoạch năm. Một số sản phẩm tăng trưởng so với cùng kỳ là: điện (+2,0%); thép (+17,1%); gạch xây dựng (+66,16%); ximăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.
1.1.2 Công nghiệp ngoài quốc doanh:
Trong tháng 5 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực dân doanh ước đạt 686 tỷ đồng, đạt 8,6% kế hoạch năm và tăng 62,17% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đạt 3.214 tỷ đồng, tăng 63,90% so với cùng kỳ và đạt 40,2% kế hoạch năm, cụ thể như sau:
TT |
Diễn giải |
KH 2008 (tỷ đồng) |
Th5/08 (tỷ đồng) |
5tháng/08 (tỷ đồng) |
Th5/ |
5 tháng/ cùng kỳ (%) |
5tháng/KH (%) |
01 |
Tp Vũng Tàu |
1.040 |
88,00 |
488,00 |
88,00 |
125,13 |
46,9 |
02 |
Thị xã Bà Rịa |
498 |
40,00 |
200,20 |
114,29 |
117,76 |
40,2 |
03 |
Huyện Tân Thành |
1.183 |
117,00 |
500,70 |
150,00 |
130,05 |
42,3 |
04 |
Huyện Châu Đức |
118 |
12,00 |
59,00 |
171,43 |
140,48 |
50,0 |
05 |
Huyện Long Điền |
468 |
50,00 |
229,30 |
125,00 |
123,28 |
49,0 |
06 |
Huyện Đất Đỏ |
226 |
18,00 |
88,00 |
85,71 |
139,68 |
38,9 |
07 |
Huyện Xuyên Mộc |
242 |
24,00 |
105,00 |
150,00 |
122,09 |
43,4 |
08 |
Huyện Côn Đảo |
32 |
3,00 |
13,50 |
300,00 |
150,00 |
42,2 |
09 |
Các DN Trong KCN |
3.050 |
229,00 |
1,105,50 |
477,08 |
409,44 |
36,2 |
10 |
Các DN có vốn NN |
1.143 |
105,00 |
424,80 |
136,36 |
118,00 |
37,2 |
|
Tổng Cộng |
8.000 |
686,00 |
3.214,00 |
162,17 |
163,90 |
40,2 |
Hầu hết các địa phương đều đạt mức tăng trưởng cao về giá trị sản xuất công nghiệp so cùng kỳ như Vũng Tàu tăng 25,13%, Tân Thành tăng 30,05%, Đất Đỏ tăng 39,68%, Châu Đức tăng 40,48%, Bà Rịa tăng 17,76%, Long Điền tăng 23,28%, Xuyên Mộc tăng 22,09%, Côn Đảo tăng 50,0%.
1.1.3 Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không tính dầu thô):
Trong tháng 5, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 1.152 tỷ đồng, đạt 6,4% kế hoạch năm và tăng 21,34% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đạt 5.496 tỷ đồng, tăng 18,22% so với cùng kỳ, đạt 30,3% kế hoạch năm. Mặc dù một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như: bulong, ốc vít, con tán tăng 61,4%; vải giả da tăng 41,7%; da thuộc tăng 54,2%, thép tăng 34,6%... nhưng do sản lượng điện chỉ bằng 93,71% so với cùng kỳ nên lũy kế 5 tháng khu vực này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 18,27%.
1.2 Công nghiệp dầu thô và khí đốt:
Tháng 5 năm 2008, giá trị sản xuất của dầu thô và khí đốt (giá CĐ 94) đạt khoảng 1.464 tỷ đồng, bằng 95,75% so với cùng kỳ và đạt 8,5% kế hoạch năm. Lũy kế 5 tháng đạt 7.749 tỷ đồng, bằng 97,14% so với cùng kỳ, đạt 44,8% kế hoạch năm. Trong đó khí đốt đóng góp 1.244 tỷ đồng, tương ứng với 2.565 triệu m3 (bằng 96,8% so với cùng kỳ); dầu thô đóng góp 6.505 tỷ đồng, tương ứng với 4,597 triệu tấn[1] (giảm 2,8% so với cùng kỳ).
2. Tình hình đầu tư:
2.1 Tình hình đầu tư các khu công nghiệp:
Hiện nay toàn tỉnh có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.644,64 ha, vốn đầu tư hạ tầng 7.375,8 tỷ đồng.
Trong tháng 5/2008, các khu công nghiệp đã thu hút được 2 dự án vốn đầu tư trong nước là dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm sau thép của công ty TNHH vật tư thiết bị công nghiệp Kim Ngươn, vốn đầu tư 5.032 ngàn USD và dự án xưởng cơ điện tử của công ty cổ phần tư vấn thiết kế DK 375 ngàn USD. Lũy kế 5 tháng đã thu hút được 17 dự án[2] với tổng vốn đăng ký 456,32 triệu USD. Diện tích cho thuê đến nay là 1.459,97ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 46,85%. Đến nay, đã có 105 dự án hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư đang phối hợp với Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch & Đầu tư để điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, xét đến 2020.
2.2 Tình hình đầu tư các cụm công nghiệp:
Trong tháng 5/2008, UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho công ty TNHH nông trại muối Vina làm chủ đầu tư cụm công nghiệp Long Điền 3. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2008 có 16 cụm công nghiệp có chủ trương đầu tư, nâng tổng số cụm công nghiệp có chủ trương của UBND tỉnh giao cho các doanh nghiệp và địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng là 46 cụm (trong đó 10 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập[3]). Các cụm công nghiệp còn lại đều có nhà đầu tư đăng ký. Như vậy, đến nay cả 48/48 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 đều đã có doanh nghiệp và địa phương đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Trong đó 3 cụm đã triển khai đầu tư hạ tầng là cụm Hắc Dịch 1, cụm khí thấp áp và cụm Ngãi Giao (Cụm Hắc Dịch 1 và cụm Ngãi Giao đã thu hút 3 dự án thứ cấp[4], hiện đang triển khai xây dựng nhà xưởng). Các cụm còn lại đang làm các thủ tục về quy hoạch chi tiết và bồi thường giải phóng mặt bằng. Tổng vốn đăng ký của 48 cụm là 5.289 tỷ đồng, vốn thực hiện đến tháng 5/2008 là 190 tỷ đồng, đạt 3,6% khối lượng hoàn thành. Trong tháng 5 có thêm 9 cụm công nghiệp[5] đã hoàn tất thủ tục, Sở Công nghiệp đã thẩm định đang trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập.
Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc phát triển các cụm công nghiệp không làm ô nhiễm nguồn nước cung cấp sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, Sở Công nghiệp đã phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường và các sở ban ngành liên quan để tìm vị trí khác thay thế cho 5 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Thành và huyện Châu Đức.
2.3 Các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 5 tháng năm 2008:
Trong tháng 5/2008, ngành công nghiệp có 3 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 98,9 triệu USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2008, có 27 dự án ngành công nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1.289,78 triệu USD. Trong đó có 16 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư là 745,7 triệu USD và 11 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư 544,08 triệu USD.
Lũy kế đến nay ngành công nghiệp có 228 dự án còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư 9.719,96 triệu USD, trong đó có 121 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Tình hình thực hiện tiết kiệm, tiết giảm điện:
3.1 Kết quả tiết kiệm điện:
Trong 4 tháng đầu năm 2008, toàn tỉnh đã tiết kiệm được 7.548.097 kWh, đạt 27,52% kế hoạch năm 2008. Trong đó:
+ Sản lượng tiết kiệm khối cơ quan hành chính sự nghiệp: 88.789 kwh
+ Sản lượng tiết kiệm chiếu sáng công cộng : 751.168 kwh
+ Sản lượng tiết kiệm trong ánh sáng sinh hoạt : 3.430.168 kwh
+ Sản lượng tiết kiệm trong sản xuất công nghiệp – XD : 3.277.972 kwh
Riêng ngành công nghiệp đã thực hiện tốt nhiều biện pháp để tiết kiệm điện như giảm nhu cầu cho chiếu sáng, bảo vệ và sử dụng tại văn phòng làm việc; đầu tư thay thế máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới đem lại hiệu qủa tiết kiệm điện trên một đơn vị sản phẩm như: công ty cổ phần chế biến hải sản xuất khẩu Vũng Tàu nhập máy đông nhanh - giảm 50% lượng điện tiêu thụ cho 01 tấn sản phẩm; nhà máy nước đá Châu Long đầu tư 6 máy mới giảm tiêu hao điện năng từ 3,2 kwh xuống còn 2,8 kwh/1 cây đá.
Dự kiến trong tháng 5, toàn tỉnh sẽ tiết kiệm được 2.351.522 kWh (trong đó sản xuất công nghiệp - xây dựng tiết kiệm được 752.600 kWh). Lũy kế 5 tháng đạt 9.899.619 kWh, đạt 36,1% kế hoạch năm 2008.
3.2 Tình hình tiết giảm điện
Trong 4 tháng đầu năm 2008, tổng sản lượng điện tiết giảm toàn tỉnh là 8.691.301 kWh, trong đó riêng tháng 4/2008 tiết giảm 7.983.052kWh. Việc tiết giảm điện đã làm đình trệ hoạt động của tất cả các ngành và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Điện cúp liên tục từ 3-5 ngày/tuần, có khi cúp một lúc 2 ngày liền, thời gian cúp điện kéo dài từ 5h30’ sáng đến 8h30’ tối mới có điện. Một số doanh nghiệp sử dụng máy phát điện, mặc dù chi phí tăng gấp 3 lần nhưng vẫn không đạt sản lượng như khi sử dụng điện lưới quốc gia. Hậu quả là sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp (ngoài khu công nghiệp) giảm 40-60% làm cho giá trị xuất khẩu giảm 20-40% do công ty không thể đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng cho các hợp đồng đã ký, không dám nhận các hợp đồng mới, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của công ty. Các doanh nghiệp ngành du lịch do đang là mùa thấp điểm nên doanh thu kinh doanh thấp, lại phải chạy máy phát điện dẫn đến không đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra hoặc thua lỗ. Hơn nữa chất lượng dịch vụ giảm, không thể phục vụ khách chu đáo làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp cũng như ngành du lịch tỉnh nhà. Lịch cúp điện quá dày nên các doanh nghiệp phải thường xuyên chạy máy phát, không có thời gian bảo dưỡng máy nên dễ có nguy cơ xảy ra sự cố. Bên cạnh đó việc cúp điện đột ngột không báo trước hoặc không theo lịch thông báo gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp do không thể chủ động trong sản xuất, kinh doanh (nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng lương thực thực phẩm tươi sống) và hư hỏng máy móc, trang thiết bị do việc tăng giảm điện áp. Việc cắt điện làm giảm hiệu quả làm việc của các cơ quan, văn phòng vì các dữ liệu đều lưu trong máy tính. Ngoài ra một số địa phương cắt giảm điện chiếu sáng trên các trục đường chính quá tỷ lệ quy định ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng.
4. Nhận xét chung:
Năm tháng đầu năm 2008, những biến động chung của nền kinh tế đã tác động mạnh đến ngành công nghiệp. Giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá nguyên vật liệu đầu vào tăng 30-40%; tỷ giá đồng USD giảm mạnh trong khi ngân hàng hạn chế mua hoặc mua theo giá thấp; lãi suất vay ngân hàng tăng; việc huy động vốn từ kênh ngân hàng khó khăn; giá các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội như lương thực thực phẩm, giá cước vận tải… đều tăng ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, buộc các doanh nghiệp phải tăng lương để giữ chân người lao động, mặt khác dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động, nhất là ở các ngành chế biến nông hải sản; điện phục vụ sản xuất thiếu trầm trọng do việc tiết giảm điện làm giảm sản lượng sản xuất… Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh dẫn đến một số dự án phải giãn tiến độ đầu tư[6], làm chậm tiến độ hoàn thành để đi vào hoạt động, do đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Những khó khăn trên đã dẫn đến giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí) 5 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 15,56% so với cùng kỳ (kế hoạch 23,73%). Thêm vào đó, giá trị sản xuất của dầu thô và khí đốt chỉ đạt 97,14% so với cùng kỳ (do kế hoạch khai thác dầu thấp hơn năm 2007) nên tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành chỉ tăng 8,92%.
Chỉ có 9/26 sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra[7], 6/26 sản phẩm đạt mức tăng trưởng nhưng thấp hơn kế hoạch toàn ngành[8] và 11/26 sản phẩm giảm so cùng kỳ[9].
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
1. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách phát triển công nghiệp:
- Triển khai quy chế quản lý hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 25/2008/QĐ-UBND ngày 05/5/2008) đến các địa phương và các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.
- Hoàn chỉnh Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2010 gửi UBND tỉnh xem xét, trình Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt.
- Xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh năm 2009.
2. Công tác quản lý công nghiệp:
- Cung cấp thông tin phục vụ cho việc xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Báo cáo về phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn giai đoạn 2008-2012 trình UBND tỉnh gửi Bộ Công Thương.
- Xây dựng kế hoạch triển khai hội nhập kinh tế quốc tế ngành công nghiệp năm 2008.
- Tham gia đoàn khảo sát tình hình xuất khẩu và phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh do Sở Thương mại chủ trì.
- Làm việc với Viện Chiến lược Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư về cung cấp thông tin phục vụ cho Quy hoạch phát triển hệ thống các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020.
- Báo cáo kết quả thực hiện đầu tư giai đoạn 2005-2007 phục vụ việc kiểm tra tổng thể đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tham gia kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch ngành rượu bia trên địa bàn tỉnh.
3. Công tác quản lý năng lượng và dầu khí:
- Làm việc với Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu về việc thực hiện tiết kiệm điện trong năm 2008 và báo cáo công ty Điện lực 2 việc cắt điện tiết giảm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Đề nghị Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư cấp điện cho khu công nghiệp hóa dầu Long Sơn.
- Tham dự Hội nghị tập huấn công tác kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp, quản lý môi trường công nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Công nghiệp II tổ chức.
- Đề nghị UBND huyện Tân Thành hỗ trợ bảo vệ thi công đoạn tuyến công trình đường dây 110kV 4 mạch cấp điện cho trạm 110kV Thị vải và nhà máy thép Posco.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu bàn giao lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
- Làm việc với PVGas về tình hình cấp khí giai đoạn 2, quy hoạch cấp khí cho các KCN trên địa bàn tỉnh và công tác bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống dẫn khí.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán các công trình điện.
4. Công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp:
- Thỏa thuận hồ sơ sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho DNTN sản xuất đá xuất khẩu Hồng Quang để khai thác mỏ đá chẻ khe Suối Ngọt 2, xã Tân Phước, huyện Tân Thành và công ty TNHH xây dựng Trung Tín để nổ mìn khai thác mỏ đá xây dựng Núi Lá, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc.
- Trình UBND tỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho công ty cổ phần xây dựng phát triển hạ tầng Bình Thuận để nổ mìn phá đá thi công công trình hồ chứa nước sông Ray và gia hạn giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho công ty TNHH Việt Châu để khai thác tại mỏ đá chẻ khe Suối Ngọt 1, xã Tân Phước, huyện Tân Thành.
- Kiểm tra thực tế vị trí đề nghị sử dụng tăng thêm khối lượng vật liệu nổ công nghiệp để nổ mìn phá đá thi công công trình hồ chứa nước sông Ray theo hồ sơ nổ mìn dịch vụ thi công công trình hồ chứa nước sông Ray giữa công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Nam Bộ với công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 40.
- Thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng Núi Lá, xã Phước Tân huyện Xuyên Mộc của Công ty TNHH Xây dựng Trung Tín.
5. Công tác Quản lý an toàn kỹ thuật:
- Xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm cho 4 doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh, gồm: công ty dịch vụ khí (PVGas), công ty thép Vinakyoei, công ty hoạt động thăm dò khai thác dầu khí BP, công ty TNHH dịch vụ dầu khí Halliburton Việt
- Tham gia thẩm định đánh giá tác động môi trường cho 4 dự án ngành công nghiệp, cụ thể: dự án đầu tư công ty TNHH HS Vũng Tàu (gia công giày, nguyên phụ liệu giày, sản xuất giày thời trang tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) tại phường Rạch Dừa, thành phố Vũng Tàu; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nhật Việt của công ty cổ phần đầu tư Nhật Việt; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Long Mỹ của công ty TNHH EverLuck; dự án nhà máy chế tạo thiết bị tàu thuyền và sản phẩm cơ khí tại KCN Đông Xuyên của công ty TNHH ODIM Việt Nam.
- Tham dự hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về ATVSTP năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008; triển khai công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm do Sở Y tế tổ chức.
6. Công tác kiểm tra, thanh tra:
- Phối hợp với Sở Tài chính, Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành kiểm tra, tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện tại các huyện, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu từ ngày 02/4 đến ngày 7/5/2008.
- Lập kế hoạch kiểm tra an toàn điện tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRONG THÁNG TỚI:
- Tham gia đoàn khảo sát vị trí các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để khảo sát thực tế, đánh giá công tác bảo vệ môi trường do Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Tham gia đoàn phúc tra, khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đoàn đến làm việc với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh để nắm tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008.
- Làm việc với các địa phương về tình hình đầu tư xây dựng các dự án điện năm 2008 do Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư, từ đó kiến nghị ngành điện có kế hoạch phân bổ vốn triển khai thực hiện theo các đề án Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện giai đoạn 2006-2010 đã được phê duyệt.
- Tiếp tục triển khai thực hiện đề án Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo giai đoạn 2006-2010 xét đến năm 2015.
- Tiếp tục phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng Tp.HCM (Enerteam) xây dựng đề án tăng cường năng lực quản lý tiết kiệm năng lượng cho các Sở Công nghiệp gồm 4 tỉnh thành: Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bình Phước, Cần Thơ.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán các công trình điện.
- Tổ chức tập huấn cấp thẻ kiểm tra viên điện lực và mở lớp đào tạo thợ điện, huấn luyện an toàn điện cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia tập huấn nghiệp vụ về kiểm toán năng lượng tại Trung tâm tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh.
- Thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư khai thác mỏ vật liệu san lấp Cây Cám, xã Tam Phước, huyện Long Điền của DNTN Phước Phú.
- Hướng dẫn và tổ chức xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm cho các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia thẩm định đánh giá tác động môi trường các dự án ngành công nghiệp.
- Xem xét, lập kế hoạch sát hạch về kỹ thuật an toàn cho các đối tượng sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo đề nghị của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm trong sử dụng điện và áp giá điện tại các chi nhánh điện trên địa bàn tỉnh.
[1] mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng đạt 3.313 ngàn tấn; mỏ Đại Hùng đạt 150,2 ngàn tấn; mỏ Ruby, Rạng Đông đạt 1.133,8 ngàn tấn.
[2] 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư 182,65 triệu USD và 8 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư 273,67 triệu USD.
[3] Hắc Dịch 1, Hắc Dịch 2, Tóc Tiên 1, Tóc Tiên 2, Tân Hòa, Hồng Lam, An Ngãi, Tam Phước 2, Mỹ Phú-Korea, Ngãi Giao
[4] Dự án may túi xách xuất khẩu của Công ty Gilimex vốn đầu tư 85 tỷ đồng; dự án sản xuất các sản phẩm may mặc của công ty may Tân Mỹ vốn đầu tư 100 tỷ đồng; dự án khu liên hợp sản xuất sợi, dệt kim của công ty TNHH Mei Sheng Textiles Anh quốc vốn đầu tư 18 triệu USD.
[5] cụm Long Điền 1, Hắc Dịch 3, Kim Dinh, Tam Phước 4, Tam Phước 3, Tóc Tiên 4, Tân Hưng, Cù Bị và Tam Phước 1
[6] nhà máy dầu thực vật Tường An, nhà máy sản xuất gốm Bạch Mã, nhà máy sản xuất gạch ốp tường (công ty TNHH Inax VN), nhà máy sản xuất bu lông, ốc vít I Kang…
[7] Gạch men, da thuộc, vải giả da, đá xây dựng, gạch xây dựng, hải sản chế biến, bao bì giấy, bulong ốc vít con tán, nước máy thương phẩm
[8] Thép, phân NPK, thùng phuy, nhựa PVC, nước đá, quần áo may sẵn
[9] Trong đó 3 sản phẩm có kế hoạch giảm so cùng kỳ là dầu thô, khí hóa lỏng, đóng mới tàu cá.