LIÊN KẾT SITE LIÊN KẾT SITE

 

 

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện
Người tiêu dùng chưa biết gõ “cửa” nào khi quyền lợi bị xâm hại

 

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 2 tháng kể từ khi Luật có hiệu lực, vẫn còn nhiều người dân chưa biết nội dung bộ luật này. Tình trạng người dân mua phải hàng chất lượng kém, nhưng không biết phản ánh tới đâu vẫn xảy ra khá phổ biến.

 

Mới đây, chị Nguyễn Thị Hòa (ngụ tại 563/34 đường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) khui một bịch sữa tươi nhãn hiệu V. định cho con uống thì phát hiện bịch sữa đã bị chua và bốc mùi hôi, mặc dù còn gần 3 tháng nữa mới hết hạn sử dụng (theo HSD ghi trên bao bì). Đó là lần thứ 3, chỉ trong vòng 2 tháng chị phát hiện ra sữa cùng chủng loại có chất lượng kém như vậy. Những lần trước, chị Hòa đều bỏ qua, nhưng lần này chị muốn tìm phản ánh đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, chị băn khoăn không biết phải gọi đến địa chỉ nào để được giải quyết. Qua mấy lượt điện thoại đến các tòa soạn báo và tổng đài 1080 chị mới được hướng dẫn gọi đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) tỉnh.

 

Trường hợp của chị Hòa không phải là hiếm. Có rất nhiều người khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng chỉ im lặng. Nếu có khiếu nại họ cũng chỉ biết gọi đến nhà phân phối hoặc cơ sở sản xuất và thường thì không nhận được sự phản hồi thỏa mãn.

 

Cách đây chưa lâu, anh Nguyễn Đức Hải (trú tại 563 Nguyễn An Ninh, TP.Vũng Tàu) mua một chai nước ngọt. Khi định mở ra uống thì phát hiện có váng, nhiều sợi màu trắng, nhiều sợi màu đen, nghi là sinh vật lạ đã bị phân hủy. Theo địa chỉ trên nhãn hiệu, anh Hải gọi điện đến nơi sản xuất để phản ánh thì Công ty này cử đại diện đến nhà “xin” lại chai nước và hứa tặng một thùng nước khác. Anh Hải đã không chấp nhận cách giải quyết này và cho rằng công ty cần phải có lời xin lỗi đến gia đình và giải thích thỏa đáng về chất lượng sản phẩm.

 

Theo ông Huỳnh Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở Công thương, người tiêu dùng hiện chưa thực sự hiểu hết quyền lợi mà pháp luật mang lại cho họ và cũng chưa có ý thức khiếu kiện khi mua phải hàng hóa kém chất lượng. Một số người khi muốn khiếu kiện cũng không biết bắt đầu từ đâu. Những trường hợp như trên, người tiêu dùng cần phản ánh đến các cơ quan có trách nhiệm như: Ban Quản lý chợ, chi cục quản lý thị trường, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…để được giải quyết kịp thời.

 

Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay rất phổ biến, thế nhưng hằng năm nơi này chỉ nhận được hơn 1.000 khiếu kiện của người tiêu dùng, trong khi ở các nước có dân số ít như Hà Lan, Phần Lan... con số này lên đến 200.000-250.000 khiếu nại/năm. Riêng tại Bà Rịa- Vũng Tàu, mỗi năm Hội BVQLNTD của tỉnh cũng chỉ tiếp nhận được khoảng từ 50 đến 100 đơn khiếu nại các loại. 

Ông Huỳnh Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết thêm: Luật BVQLNTD (có hiệu lực từ 1-7-2011) có điểm mới là người tiêu dùng được bảo vệ thông tin cá nhân; tổ chức xã hội tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được trao thêm quyền. Sự ra đời của Luật này đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực BVQLNTD, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống, trước hết cần tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu về quyền lợi của mình, và khi có nhu cầu khiếu kiện thì phải liên hệ đến đâu. Ngoài ra, bản thân người dân cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình khi phát hiện các hành vi xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Tránh trường hợp im lặng bỏ qua, tự nhận phần thiệt cho mình.

                                                           Theo brvt

Người tiêu dùng chưa biết gõ “cửa” nào khi quyền lợi bị xâm hại

 

Khi phát hiện hàng kém chất lượng người tiêu dùng cần kịp thời phản ánh lên Hội BVQLNTD để kịp thời xử lý.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1-7-2011. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 2 tháng kể từ khi Luật có hiệu lực, vẫn còn nhiều người dân chưa biết nội dung bộ luật này. Tình trạng người dân mua phải hàng chất lượng kém, nhưng không biết phản ánh tới đâu vẫn xảy ra khá phổ biến.

 

Mới đây, chị Nguyễn Thị Hòa (ngụ tại 563/34 đường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) khui một bịch sữa tươi nhãn hiệu V. định cho con uống thì phát hiện bịch sữa đã bị chua và bốc mùi hôi, mặc dù còn gần 3 tháng nữa mới hết hạn sử dụng (theo HSD ghi trên bao bì). Đó là lần thứ 3, chỉ trong vòng 2 tháng chị phát hiện ra sữa cùng chủng loại có chất lượng kém như vậy. Những lần trước, chị Hòa đều bỏ qua, nhưng lần này chị muốn tìm phản ánh đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, chị băn khoăn không biết phải gọi đến địa chỉ nào để được giải quyết. Qua mấy lượt điện thoại đến các tòa soạn báo và tổng đài 1080 chị mới được hướng dẫn gọi đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) tỉnh.

 

Trường hợp của chị Hòa không phải là hiếm. Có rất nhiều người khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng chỉ im lặng. Nếu có khiếu nại họ cũng chỉ biết gọi đến nhà phân phối hoặc cơ sở sản xuất và thường thì không nhận được sự phản hồi thỏa mãn.

 

Cách đây chưa lâu, anh Nguyễn Đức Hải (trú tại 563 Nguyễn An Ninh, TP.Vũng Tàu) mua một chai nước ngọt. Khi định mở ra uống thì phát hiện có váng, nhiều sợi màu trắng, nhiều sợi màu đen, nghi là sinh vật lạ đã bị phân hủy. Theo địa chỉ trên nhãn hiệu, anh Hải gọi điện đến nơi sản xuất để phản ánh thì Công ty này cử đại diện đến nhà “xin” lại chai nước và hứa tặng một thùng nước khác. Anh Hải đã không chấp nhận cách giải quyết này và cho rằng công ty cần phải có lời xin lỗi đến gia đình và giải thích thỏa đáng về chất lượng sản phẩm.

 

Theo ông Huỳnh Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở Công thương, người tiêu dùng hiện chưa thực sự hiểu hết quyền lợi mà pháp luật mang lại cho họ và cũng chưa có ý thức khiếu kiện khi mua phải hàng hóa kém chất lượng. Một số người khi muốn khiếu kiện cũng không biết bắt đầu từ đâu. Những trường hợp như trên, người tiêu dùng cần phản ánh đến các cơ quan có trách nhiệm như: Ban Quản lý chợ, chi cục quản lý thị trường, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…để được giải quyết kịp thời.

 

Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay rất phổ biến, thế nhưng hằng năm nơi này chỉ nhận được hơn 1.000 khiếu kiện của người tiêu dùng, trong khi ở các nước có dân số ít như Hà Lan, Phần Lan... con số này lên đến 200.000-250.000 khiếu nại/năm. Riêng tại Bà Rịa- Vũng Tàu, mỗi năm Hội BVQLNTD của tỉnh cũng chỉ tiếp nhận được khoảng từ 50 đến 100 đơn khiếu nại các loại.

 

Ông Huỳnh Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết thêm: Luật BVQLNTD (có hiệu lực từ 1-7-2011) có điểm mới là người tiêu dùng được bảo vệ thông tin cá nhân; tổ chức xã hội tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được trao thêm quyền. Sự ra đời của Luật này đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực BVQLNTD, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống, trước hết cần tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu về quyền lợi của mình, và khi có nhu cầu khiếu kiện thì phải liên hệ đến đâu. Ngoài ra, bản thân người dân cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình khi phát hiện các hành vi xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Tránh trường hợp im lặng bỏ qua, tự nhận phần thiệt cho mình.