![]()
Báo cáo tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2007 của ngành công nghiệp
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 9 THÁNG ĐẦU NĂM & NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 3 THÁNG CUỐI NĂM 2007 ----------------------------------------- I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2007: 1. Thuận lợi, khó khăn : Trong 9 tháng đầu năm 2007, sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục có mức tăng trưởng khá cao theo xu hướng phát triển của nền kinh tế cả nước, cùng với việc Nhà nước tiếp tục có nhiều cải cách về kinh tế, hành chính, hội nhập quốc tế đã tác động tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Về phía địa phương, sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tăng thêm sản phẩm xuất khẩu và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi, ngành công nghiệp của tỉnh cũng gặp một số khó khăn như : lực lượng lao động phục vụ cho sản xuất công nghiệp chưa ổn định và chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; giá cả nguyên nhiên liệu như xăng dầu, phôi thép tiếp tục tăng làm ảnh hưởng đến giá thành hàng hóa của các doanh nghiệp. Mặt khác các doanh nghiệp đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại trên thị trường, nhất là sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. 2. Kết quả sản xuất công nghiệp : Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9/2007 ước đạt 5.104 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đạt 46.252 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ và đạt 70,38% kế hoạch năm. Trong đó các thành phần kinh tế đạt được như sau :
ĐVT : tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2007, sản lượng khai thác dầu thô đạt 11,58 triệu tấn, bằng 90,2% so với cùng kỳ; khí đốt đạt 4.656 triệu m3, tăng 8,0% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất riêng công nghiệp dầu thô và khí đốt đạt 18.644 tỷ đồng, chiếm 40,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và đạt 66,9% kế hoạch năm. Nếu không tính dầu khí, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9 ước đạt 3.046 tỷ đồng, tăng 25,6% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng ước đạt 27.608 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ và đạt 72,96% kế hoạch năm. Tình hình thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế như sau : ĐVT : tỷ đồng
2.1 Công nghiệp quốc doanh (không tính khí đốt): Giá trị sản xuất 9 tháng ước thực hiện 14.388 tỷ đồng, bằng 84,2% kế hoạch năm, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế trung ương tăng trưởng cao so với cùng kỳ do tình hình sản xuất ở các doanh nghiệp khu vực này ổn định và có thêm một số dự án đi vào hoạt động như : trạm nghiền ximăng Cẩm Phả, xưởng sản xuất cửa nhựa lõi thép DIC số 4. Hầu hết các sản phẩm trung ương có giá trị lớn đều tăng như : điện (+5,1%); phân đạm (+29,4%); thép (+69,5%)... Công nghiệp dân doanh : Giá trị sản xuất 9 tháng ước đạt 3.694 tỷ đồng, bằng 85,9% kế hoạch năm, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Khu vực dân doanh duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định do hầu hết các địa phương đều đạt tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ, trong đó địa phương có mức tăng cao nhất là huyện Long Điền (39,2%); thấp nhất là huyện Côn Đảo (100%).
Hầu hết các doanh nghiệp dân doanh ở các huyện thị trên địa bàn tỉnh đều gia tăng sản lượng sản xuất cao hơn so với cùng kỳ như: chế biến hải sản tăng 34,7%; đá xây dựng tăng 27,9%; chế biến hạt điều tăng 55,8%; điện sản xuất tăng 14,1%; gạch men tăng 50,5%; nước máy thương phẩm tăng 16,8%. Bên cạnh đó cũng có sản phẩm giảm như sản phẩm điện điện tử giảm 66,1% vì công ty thu hẹp sản xuất do sức ép cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường. 2.2 Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không tính dầu thô) : Giá trị sản xuất 9 tháng ước thực hiện 9.526 tỷ đồng, bằng 57,9% kế hoạch năm, tăng 36,3% so với cùng kỳ. Đây là khu vực phát triển năng động nhất trong ba khu vực kinh tế. Tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2007 không đạt kế hoạch do một số dự án dự kiến hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa có sản phẩm như công ty TNHH công nghiệp kính Việt Nam; nhà máy sản xuất khí công nghiệp, khí y tế của công ty Linde gas. Các sản phẩm chủ yếu của khu vực này có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ như : điện tăng 12,6%; nhựa PVC tăng 29,6%; bulong, ốc vít, con tán gấp 15 lần so với cùng kỳ do có thêm sản lượng của công ty TNHH Ting Ray và hoạt động của công ty TNHH Anchor Fasteners VN đã đi vào ổn định. Riêng sản lượng phân NPK giảm 22,0% so với cùng kỳ do công ty TNHH Baconco giảm sản lượng trong những tháng đầu năm để sửa chữa dây chuyền sản xuất gặp sự cố trong cơn bão số 9. Trong tháng 9, hệ thống khí Nam Côn Sơn ngừng cấp khí khoảng nửa tháng để nâng cấp, sửa chữa. Trong khi đó, công ty điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 ngừng sản xuất để tiểu tu. Hiện nay các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh đang chạy dầu thay cho phần khí bị thiếu hụt. Tuy nhiên để đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất sinh hoạt, hạn chế thấp nhất tình trạng cắt điện, cần nêu cao ý thức tiết kiệm của người dân. 3. Tình hình đầu tư : 3.1 Các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2007 : Trong 9 tháng đầu năm 2007, ngành công nghiệp có 32 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 854,68 triệu USD. Trong đó có 15 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư là 668,51 triệu USD và 17 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư 2.995,67 tỷ đồng. So với 9 tháng đầu năm 2006, số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2007 gấp 1,6 lần về số lượng và gấp 3 lần về quy mô vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ việc thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư. Tuy nhiên hiện nay công tác chuẩn bị quỹ đất sạch trong các khu công nghiệp, cụm CN-TTCN còn chậm, cần được đẩy nhanh tiến độ để gia tăng thu hút đầu tư. 3.2 Tình hình thực hiện các dự án điện do Ban Quản lý dự án công nghiệp (BQLDA) làm chủ đầu tư : - Thanh toán khối lượng hoàn thành : 03 dự án, tổng vốn đầu tư 10.451 triệu đồng. Đã tất toán cả 03 dự án. - Dự án chuyển tiếp : 03 dự án, tổng vốn đầu tư 15.980 triệu đồng. Trong đó 01 dự án đang thi công đạt 70% khối lượng, 01 dự án đang kiểm toán, 01 dự án đang quyết toán tại Sở Tài chính. - Chuẩn bị đầu tư: 14 dự án, tổng mức đầu tư 11.775 triệu đồng. Đang lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. 3.3 Tình hình đầu tư các khu công nghiệp : Tính đến tháng 9/2007 toàn tỉnh có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.593,22 ha, vốn đầu tư hạ tầng 4.375,8 tỷ đồng (địa bàn huyện Tân Thành có 8 khu, thành phố Vũng Tàu 01 khu). Diện tích đất cho thuê các khu công nghiệp là 2.412,79 ha, đã cho thuê 1.262,55 ha, chiếm tỷ lệ 52,33%. Thời gian qua 9 khu công nghiệp đã thu hút được 157 dự án với tổng vốn đăng ký 7,068 tỷ USD. Trong đó, có 75 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 4,43 tỷ USD và 82 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là 2,47 tỷ USD. Hiện nay, đã có 88 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cảng biển… nên các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều tập đoàn lớn đăng ký đầu tư các dự án quy mô lớn. Do đó UBND tỉnh đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đồng ý về chủ trương mở rộng khu công nghiệp Phú Mỹ II (diện tích 400 ha) và phát triển thêm 03 khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 3.500ha, bao gồm : khu công nghiệp Phú Mỹ III (diện tích 800 ha), khu công nghiệp Đất Đỏ I (diện tích 500 ha) và khu công nghiệp đô thị Châu Đức (2.200 ha); đồng thời bổ sung các khu công nghiệp này vào Danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 3.4 Tình hình đầu tư các cụm CN-TTCN : Trong thời gian qua, tình hình thu hút đầu tư phát triển các cụm CN-TTCN trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi. Tính đến cuối tháng 9/2007 có 26 cụm CN-TTCN được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vượt kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 theo quy hoạch phát triển các cụm CN-TTCN đã được phê duyệt (26/25 cụm CN). Tuy nhiên do việc thành lập một số khu công nghiệp mới đã chồng lấn lên một số cụm CN-TTCN đã có chủ trương của UBND tỉnh giao cho nhà đầu tư nên hiện nay chỉ còn 24 cụm CN-TTCN có chủ trương của UBND tỉnh giao cho các nhà đầu tư với quy mô 951,71ha, vốn đầu tư hạ tầng dự kiến 1.576,1 tỷ đồng. Cụ thể từng địa phương như sau : 1. Huyện Tân Thành: Do là địa bàn có nhiều lợi thế thu hút đầu tư nên đến nay đã có 11cụm CN-TTCN được UBND tỉnh đồng ý giao cho các doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng. Trong đó cụm CN-TTCN Hắc Dịch 1 đã cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng, đang hoàn tất thủ tục để triển khai các dự án sản xuất; các cụm CN-TTCN còn lại đang trong quá trình làm thủ tục giải phóng mặt bằng. Trước nhu cầu về phát triển công nghiệp địa phương, UBND huyện Tân Thành đã phê duyệt quy hoạch bổ sung các cụm CN-TTCN trên địa bàn huyện giai đoạn 2007-2020 gồm 14 cụm CN-TTCN với diện tích 708,5ha. Trong đó có 03 cụm CN-TTCN mới được bổ sung nhưng đã có doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng là: Tóc Tiên 5, Tóc Tiên 6, Tóc Tiên 7. Sở Công nghiệp đã trình UBND tỉnh xin chủ trương đầu tư 03 cụm trên. 2. Huyện Châu Đức: Hiện nay có 03 cụm CN-TTCN có chủ trương của UBND tỉnh giao cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng. Trong đó cụm CN-TTCN Ngãi Giao cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng; các cụm CN-TTCN khác đang trong quá trình làm thủ tục để khởi công xây dựng hạ tầng. Do việc thành lập Khu Công nghiệp - Đô thị Châu Đức đã lấy đi 03 cụm CN-TTCN đã được phê duyệt là : cụm Suối Nghệ 1, Suối Nghệ 2 và Nghĩa Thành. Do đó UBND huyện Châu Đức đã có văn bản bổ sung thêm 04 cụm CN-TTCN là: Cù Bị, Bình Trung, Láng lớn 2 và Bình Giã, quy mô mỗi cụm khoảng 95ha. Trong số các cụm bổ sung có cụm Láng lớn 2 được Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Kiến Đạt xin làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng; Sở Công nghiệp đã có văn bản trình UBND tỉnh xem xét. 3. Thị xã Bà Rịa: Hiện nay có 06 cụm CN-TTCN có chủ trương của UBND tỉnh giao cho các nhà đầu tư và Ban quản lý dự án thị xã làm chủ đầu tư hạ tầng. Trong đó: - Cụm CN-TTCN khí thấp áp do công ty TNHH TM & XD Hồng Lam làm chủ đầu tư đang xây dựng hạ tầng, đã san lấp xong giai đoạn 1 được 6,4 ha. Tốc độ triển khai chậm do chưa có con đường nối từ Quốc lộ 51 vào cụm để vận chuyển vật liệu san lấp. - Cụm CN-TTCN Long Hương 2 do công ty Hiệp Hòa Phát làm chủ đầu tư, đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, còn 10 hộ dân không thỏa thuận được. Ngày 07/9/2007 UBND thị xã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường và các ngành chức năng để giải quyết các khiếu nại về đền bù giải phóng mặt bằng cụm. - Cụm CN-TTCN Tân Hưng do Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất - Du lịch Thịnh Hưng làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, hiện nay chủ đầu tư đang tiến hành các thủ tục để thỏa thuận địa điểm. - Cụm CN-TTCN Long Phước có công ty TNHH Khang Linh đăng ký đầu tư hạ tầng cụm. Sở công nghiệp đã có văn bản trình UBND tỉnh xin chủ trương, hiện đang chờ ý kiến của UBND tỉnh. - 03 cụm còn lại là Long Hương 1, Long Toàn và cụm làng nghề sản xuất bún đã giao cho Ban Quản lý dự án thị xã làm chủ đầu tư, đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật nhưng do thiếu vốn nên không thể triển khai các bước tiếp theo. Do đó UBND tỉnh đã đồng ý cho doanh nghiệp đầu tư các cụm CN-TTCN trước đây được phê duyệt đầu tư bằng vốn ngân sách. Có hai nhà đầu tư là Công ty Hana Trading Co., LTD xin đầu tư hạ tầng cụm CN-TTCN Long Hương 1 và Công ty Cổ phần DIC số 4 xin làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN Long Toàn. 4. Huyện Long Điền: Hiện nay có 03 cụm CN-TTCN có chủ trương của UBND tỉnh giao cho các nhà đầu tư làm chủ đầu tư hạ tầng là: - Cụm CN-TTCN An Ngãi đang làm các thủ tục thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Hiện có nhà đầu tư người Nga đăng ký thuê khoảng 30ha để xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm thủy tinh và đã được UBND tỉnh chấp thuận. Chủ đầu tư hạ tầng đang xin phép thành lập khu tái định cư phục vụ cho các hộ có đất bị thu hồi. - Cụm CN-TTCN Tam Phước 2 do công ty xây dựng dầu khí (IDICO-CONAC) làm chủ đầu tư, hiện đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và thăm dò địa chất, thủy văn làm căn cứ thiết kế cơ sở và lập dự án đầu tư. - Cụm CN-TTCN Long Điền 1 do công ty S & P (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. UBND tỉnh đã có văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng về vị trí cụm và đã được Bộ quốc phòng đồng ý. Hiện chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục thỏa thuận địa điểm cụm. Ngoài ra UBND huyện đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng cụm CN-TTCN Tam Phước 1 bằng nguồn vốn ngân sách của huyện để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Dự kiến giai đoạn 1 chỉ triển khai 20ha để phục vụ cho công tác di dời. Tuy nhiên hiện nay việc đầu tư hạ tầng cụm CN-TTCN này bằng nguồn vốn ngân sách chưa có chủ trương của UBND tỉnh. 5. Huyện Xuyên Mộc: Có chủ trương của UBND tỉnh cho phép đầu tư xây dựng cụm CN-TTCN Phước Bửu bằng nguồn vốn ngân sách, đã quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhưng chưa được bố trí vốn để triển khai. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND huyện đã chủ động lập quy hoạch chi tiết 1/500 cụm CN-TTCN Bình Châu và cụm CN-TTCN Hoà Hội, đang trình Sở Xây dựng thẩm định. Như vậy, đến nay trên địa bàn huyện chưa kêu gọi được doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN. 6. Huyện Đất Đỏ: Đến nay trên địa bàn huyện chưa có cụm CN-TTCN nào được triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng. Cụm CN-TTCN Lộc An hiện đang hoàn chỉnh quy hoạch; cụm CN-TTCN Long Mỹ hiện đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 bằng vốn ngân sách của huyện. Ngày 31/8/2007 công ty Everluck đã làm việc với UBND tỉnh để xin chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN này. 7. Thành Phố Vũng Tàu: Giai đoạn 2001-2010 dự kiến phát triển 01 cụm CN-TTCN với tổng diện tích 40 ha, tổng vốn đầu tư hạ tầng 50 tỷ đồng. Hiện nay công ty cổ phần XNK Đầu tư Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN Phước Thắng. Sở Công nghiệp đã có văn bản trình UBND tỉnh xem xét. Tuy nhiên UBND tỉnh chưa có ý kiến trả lời do còn chờ ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc chuyển đổi khu công nghiệp này thành cụm CN-TTCN. Nhìn chung việc triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN thời gian qua còn chậm do một số nguyên nhân: + Công tác theo dõi, phối hợp giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp chưa được UBND các địa phương quan tâm đúng mức, nhất là trong việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào để đấu nối với cụm CN-TTCN. + Thủ tục thực hiện quy hoạch chi tiết cụm CN-TTCN mất nhiều thời gian; + Hiện nay có nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư hạ tầng cụm CN-TTCN, nhưng theo quy hoạch các cụm này phát triển sau năm 2010. Vì vậy Sở Công nghiệp đã đề nghị UBND tỉnh bổ sung quy hoạch các cụm CN-TTCN trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp địa phương. 4. Đánh giá chung Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2007 tăng trưởng khá và tăng đều ở cả ba khu vực : quốc doanh, dân doanh và đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế trung ương và đầu tư nước ngoài tập trung các ngành công nghiệp trọng yếu có giá trị lớn của tỉnh. Khu vực công nghiệp dân doanh tuy còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng ngày càng có xu hướng chuyển biến tích cực (8,0% 9 tháng đầu năm 2007 so với 7,2% 9 tháng đầu năm 2006). Hiện nay lĩnh vực công nghiệp có nhiều dự án dân doanh đăng ký thành lập mới cũng như điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của khu vực kinh tế dân doanh. Về cơ cấu ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh có thể kể đến là : công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất và phân phối điện, hóa chất, luyện kim, chế biến nông lâm thủy sản. Trong đó dầu thô và hải sản là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Về tình hình thu hút đầu tư, 9 tháng đầu năm 2007 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tập đoàn kinh tế lớn đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư. Vì thế, việc xem xét bổ sung phát triển thêm các khu công nghiệp, cụm CN-TTCN để có quỹ đất đáp ứng cho nhu cầu các nhà đầu tư, nhất là những dự án lớn là điều rất cần thiết. II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: 1. Công tác quản lý công nghiệp : - Tổ chức họp giao ban với các địa phương, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cụm CN-TTCN và các Sở ban ngành về tình hình triển khai đầu tư cụm CN-TTCN trên địa bàn tỉnh. Qua trao đổi Sở Công nghiệp cùng với các sở ban ngành, các địa phương nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư. - Tiếp đoàn Bộ Công nghiệp khảo sát tình hình xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cùng với Đoàn đi làm việc với công ty cao su Bà Rịa và công ty TNHH Hy Vọng về tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm và định hướng cho năm 2007. - Thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001-2010, xét đến năm 2020. - Làm việc với các doanh nghiệp ngành công nghiệp về kế hoạch và tình hình sản xuất của đơn vị năm 2007. Qua làm việc, các doanh nghiệp đã phản ánh những khó khăn về tình trạng nguồn điện không ổn định, tình hình cung cấp LPG, giao thông và thiếu lao động có tay nghề. Sở Công nghiệp đã ghi nhận các phản ánh để có kế hoạch làm việc với các cơ quan liên quan giải quyết cho doanh nghiệp. - Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị TW 5 khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Báo cáo, đánh giá thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020. - Xây dựng Nghị quyết cho Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010. - Tham dự hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn năm 2007 tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với các sản phẩm : đá mỹ nghệ, ổn áp, bánh tráng, bánh hỏi, tiêu sọ và đồ đồng. 2. Công tác quản lý năng lượng và dầu khí : - Tiếp tục triển khai các đề án : Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện các huyện, thị xã giai đoạn 2006-2010 xét đến năm 2015; Quy hoạch chi tiết điện lực thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo giai đoạn 2006-2010 xét đến 2015. - Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tổng hợp nhu cầu sử dụng khí của các đơn vị để triển khai xây dựng đề án Quy hoạch cấp khí trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến 2010 và định hướng đến năm 2020 do Công ty PV Gas làm chủ đầu tư. - Phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá thực trạng tình hình quản lý và kinh doanh điện nông thôn theo chỉ đạo của Cục Công nghiệp Địa phương. - Phối hợp với Trung tâm tiết kiệm năng lượng Tp.HCM xây dựng đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh cho 3 lĩnh vực : trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, trong tòa nhà công sở và trong hệ thống chiếu sáng công cộng. Dự kiến hoàn thành đề án vào cuối tháng 11/2007. - Phối hợp với công ty TNHH điện tử Philips-VN tổ chức hội thảo giới thiệu các giải pháp tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng. - Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng Tp.HCM (Enerteam) xây dựng đề án tăng cường năng lực quản lý tiết kiệm năng lượng cho các Sở Công nghiệp gồm 4 tỉnh thành : Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bình Phước, Cần Thơ. Tổ chức hội thảo “Phản hồi kết quả tiêu thụ năng lượng ngành thép và ngành chế biến thủy sản; giới thiệu các biện pháp quản lý và tiết kiệm năng lượng”. - Trình UBND tỉnh thành lập Trung tâm tiết kiệm năng lượng trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Mở lớp tập huấn cấp thẻ kiểm tra viên điện lực cho cán bộ làm công tác quản lý chuyên ngành điện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng trong công tác kiểm tra điện lực. Sau khi kiểm tra sát hạch 100% học viên đạt yêu cầu cấp thẻ kiểm tra viên điện lực (101 học viên). - Tiếp nhận 58 hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán các công trình điện. Trong đó có 52 hồ sơ đã thẩm định xong trước thời gian quy định từ 01 đến 11 ngày, 03 hồ sơ yêu cầu các đơn vị bổ sung hoàn chỉnh, 03 hồ sơ còn lại đang trong thời gian thẩm định. - Tiếp nhận 05 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. Trong đó, 4 hồ sơ đã được cấp giấy phép, hồ sơ còn lại Sở đã có văn bản yêu cầu đơn vị hoàn chỉnh, bổ sung. 3. Công tác Quản lý an toàn kỹ thuật: - Tổ chức tập huấn an toàn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức lớp an toàn điện nông thôn cho đối tượng công nhân quản lý vận hành và thi công các công trình điện trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức hội thảo “đối thoại doanh nghiệp về quản lý môi trường khu công nghiệp và cụm CN-TTCN”. - Phối hợp với BCH Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, BCH Bộ đội biên phòng tỉnh về tăng cường biện pháp quản lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Triển khai kế hoạch kiểm tra hành lang an toàn lưới điện cao áp và tuyên truyền an toàn sử dụng điện trên địa bàn tỉnh; đồng thời phối hợp với ngành điện kiểm tra hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành. - Tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Điều tra, đánh giá thực trạng về sử dụng, quản lý hóa chất và xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn hóa chất trên địa bàn tỉnh. - Kiểm tra an toàn hóa chất các doanh nghiệp và kiểm tra các cơ sở có trạm nạp LPG trên địa bàn tỉnh. - Tiếp nhận 07 hồ sơ thẩm định thiết kế cơ sở. Trong đó : 05 hồ sơ đã thẩm định xong với thời gian từ 7 đến 10 ngày; 01 hồ sơ yêu cầu đơn vị hoàn chỉnh, bổ sung; 01 hồ sơ đang trong thời gian thẩm định. - Cấp 03 giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho 03 đơn vị trong thời gian từ 03 đến 11 ngày (giảm từ 04 đến 12 ngày). - Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng đối với các máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp cho 03 đơn vị: xí nghiệp Xây lắp khảo sát và sửa chữa; công ty Chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí và xí nghiệp sửa chữa cơ điện – LDDK Vietsopetro. 4. Công tác Khuyến công : - Triển khai thực hiện đề án “đào tạo lao động nghề may công nghiệp cung cấp cho các cụm CN-TTCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", trong 9 tháng đầu năm 2007 đã đào tạo được 150 học viên. Các học viên sau khi đào tạo đã được công ty An Phát tuyển dụng vào làm việc tại công ty. - Tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng, quản lý hệ thống xử lý nước thải ở khu công nghiệp Suối Dầu (tỉnh Khánh Hòa), tham quan làng nghề đúc đồng Phước Kiều tỉnh Quảng Nam, làng nghề chế tác đá Non nước ở thành phố Đà Nẵng. Thông qua việc tham quan học tập, Sở Công nghiệp, Trung tâm Khuyến công, phòng kinh tế các huyện học tập được kinh nghiệm quản lý Nhà nước về cụm CN-TTCN làng nghề để áp dụng vào triển khai thực hiện đề án “thành lập làng nghề đá tẩy, đá chẻ xuất khẩu tại Tân Thành” và đề án “duy trì và hỗ trợ nghề đúc đồng ở huyện Long Điền”. - Xuất bản bản tin công nghiệp định kỳ hàng quý. 5. Công tác cải cách hành chính : - Sở Công nghiệp tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO nhằm nâng cao sự thoả mãn về cung ứng dịch vụ hành chính công đối với tổ chức và công dân. Duy trì công tác tiếp dân, hướng dẫn tận tình và cụ thể các quy trình, thủ tục cho các tổ chức công dân khi đến liên hệ công tác, thực hiện đầy đủ quy trình tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế “Một cửa” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định 1779/2006/QĐ-UBND ngày 19/6/2006. Hoạt động tiếp nhận và trả hồ sơ kết quả đối với tổ chức và công dân đều rút ngắn thời gian giải quyết, không có hồ sơ trễ hẹn. - Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Sở đã tạo điều kiện cho CBCC tham dự các lớp học như : 01 CBCC tham dự lớp QLNN chuyên viên chính, 01 CBCC tham dự lớp QLNN chuyên viên, 01 CBCC tham gia lớp tập huấn công tác cấp ủy và tổ chức, 02 CBCC học lớp kiến thức giáo dục quốc phòng tại Trường quân sự tỉnh, 05 CBCC tham gia lớp tiền công vụ, 10 CBCC tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày. 6. Công tác thanh tra : Trong 9 tháng đầu năm 2007, Thanh tra Sở Công nghiệp đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra, trong đó có 01 đoàn kiểm tra liên ngành do UBND Tỉnh chỉ đạo thực hiện. Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra như sau: - Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản tại 22 doanh nghiệp. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện 02 đơn vị sử dụng quá lượng thuốc nổ cho phép và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 64/CP của Chính phủ. Đoàn kiểm tra cũng hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy chuẩn về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong quá trình nổ mìn khoan, khai thác đá xây dựng. - Kiểm tra tiết kiệm điện liên ngành theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Kết quả kiểm tra cho thấy tình hình tiết kiệm điện 5 tháng đầu năm 2007 toàn tỉnh đã thực hiện 11.804.207kwh, đạt 60,27% kế hoạch năm, trong đó tiết kiệm điện chiếu sáng là 3.199.933kwh tương đương số tiền tiết kiệm 3,215 tỷ đồng, các cơ quan hành chính sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm được 1.658.895kwh, tương đương số tiền tiết kiệm được là 1,526 tỷ đồng. - Kiểm tra tình hình giải quyết và xử lý vi phạm an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 106/CP và Nghị định 74/CP tại 7 chi nhánh điện các huyện, thị xã, thành phố để báo cáo Bộ Công Nghiệp phục vụ công tác quản lý ngành. - Kiểm tra an toàn hoá chất tại 11 doanh nghiệp và an toàn nạp khí hóa lỏng tại 6 doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định an toàn hoá chất và còn vi phạm quy định về kỹ thuật an toàn đối với trạm nạp được quy định tại quyết định 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo : Công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo được lãnh đạo Sở quan tâm, chú trọng xem đó là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động ngành công nghiệp. Trong 9 tháng đầu năm 2007, sở đã tiếp nhận 05 đơn khiếu nại. Thanh tra Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết và trả lời kiến nghị của các đương sự. Ngoài ra, Sở công nghiệp phối hợp với các sở, ban ngành khác khi có yêu cầu để giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành và tham gia các đoàn thanh, kiểm tra khi được mời. III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRONG 3 THÁNG CUỐI NĂM : 1. Về giá trị sản xuất công nghiệp : Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp 3 tháng cuối năm 2007 đạt khoảng 16.818 tỷ đồng, cả năm đạt 63.070 tỷ đồng, tương đương 96% kế hoạch năm do Tập đoàn dầu khí điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô của cả nước năm 2007 từ 17,3 triệu tấn xuống còn 16,8 triệu tấn. Nếu không tính dầu khí, giá trị sản xuất 3 tháng cuối năm đạt khoảng 10.232 tỷ đồng, cả năm đạt 100% kế hoạch năm. 2. Về công tác quản lý Nhà nước : - Theo dõi và đôn đốc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư hạ tầng, sớm đưa các nhà máy sản xuất vào hoạt động. - Tiếp tục theo dõi nắm tình hình và đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoàn thành kế hoạch năm 2007. - Khảo sát, thu thập thông tin ở các doanh nghiệp phục vụ đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong thời kỳ hội nhập”. - Phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp- Bộ Công nghiệp tổ chức lớp tập huấn hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. - Triển khai thực hiện Quyết định số 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/7/2007 Bộ Công nghiệp về Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020. - Kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh đã được Sở Công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực. - Báo cáo thông qua đề án Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo giai đoạn 2006-2010 có xét đến năm 2015 và trình UBND tỉnh phê duyệt. - Kiểm tra tình hình hoạt động quản lý và kinh doanh bán điện huyện Côn Đảo. - Xây dựng đề án thành lập Trung tâm tiết kiệm Năng lượng trực thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Tổ chức lớp tập huấn an toàn hành lang lưới điện cao áp và hành lang tuyến ống dẫn khí trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Tổ chức tập huấn an toàn sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và đào tạo công nhân khoan nổ mìn cho các đơn vị có nhu cầu. - Hoàn chỉnh dự thảo Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp và chất nổ trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh ban hành. - Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tập huấn an toàn hóa chất cho một số Sở liên quan và các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Thẩm định thiết kế cơ sở khai thác mỏ theo đề nghị của các doanh nghiệp. - Kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh. IV. Kiến nghị : Đề nghị UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch các cụm CN-TTCN do Sở Công nghiệp đề nghị tại văn bản số 498/SCN-QLCN ngày 14/8/2007 và quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của từng địa phương
Bài mới hơn
Bài cũ hơn
|