Định hướng - Quy hoạch Định hướng - Quy hoạch
Triển khai quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020

 Ngày 16/11/2016 UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 3247/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020, xét đến 2030. Trong giai đoạn 2016- 2020, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển 14 cụm công nghiệp, với qui mô khoảng 486 ha.

Danh mục các cụm công nghiệp được quy hoạch ở các địa phương như sau

STT

Tên cụm công nghiệp

Quy mô (ha)

Địa điểm

Chủ đầu tư

I

Huyện Tân Thành

179

 

 

1

CCN Hắc Dịch 1

30

Xã Hắc Dịch,

huyện Tân Thành

Công ty Cổ phần Phú Mỹ

2

CCN Boomin Vina

50

Xã Mỹ Xuân,

huyện Tân Thành

Công ty TNHH
Boomin Vina

3

CCN Đá tẩy- Đá chẻ.

21

Xã Tân Phước,

huyện Tân Thành

UBND huyện Tân Thành

4

CCN Tóc Tiên

35

Xã Tóc Tiên,

huyện Tân Thành

Công ty TNHH DV-TM Tin Học Shin Han

5

CCN Hắc Dịch 2

43

Xã Hắc Dịch,

huyện Tân Thành

 

II

Huyện Châu Đức

30

 

 

1

CCN Ngãi Giao

30

Thị trấn Ngãi Giao,

huyện Châu Đức

Công ty TNHH XD TM Kim Cương

III

Thành phố Bà Rịa

100

 

 

1

Hồng Lam

30

Phường Kim Dinh,

TP Bà Rịa

Công ty CP TM
Hồng Lam

2

Hòa Long

50

Xã Hòa Long,

TP Bà Rịa

UBND TP Bà Rịa

3

Long Hương 2

20

Phường Long Hương,

TP Bà Rịa

UBND TP Bà Rịa

IV

Huyện Long Điền

73

 

 

1

An Ngãi

43

Xã An Ngãi,

huyện Long Điền

Công ty Cổ phần Đầu tư & XD Tân Phước Thịnh

2

Tam Phước

30

Xã Tam Phước,

huyện Long Điền

 

V

Vũng Tàu

40

 

 

1

Phước Thắng.

40

Phường 12,

TP Vũng Tàu

UBND TP
Vũng Tàu

VI

Huyện Xuyên Mộc

50

 

 

1

Phước Tân

50

 

 

VII

Huyện Côn Đảo

14

 

 

1

Bến Đầm

14

 

BQL DA huyện

 

Tổng cộng

486

 

 

 

Cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cụm công nghiệp cũng nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa (không phân biệt loại hình kinh doanh) triển khai các ngành nghề theo đúng quy hoạch của từng cụm để thực hiện việc chuyển dịch lao động nông thôn.

          Định hướng thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp gồm các ngành nghề chính như: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cần di dời ra khỏi làng nghề, khu dân cư; Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động; Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ; Các ngành nghề, sản phẩm có thế mạnh của địa phương, vùng và các lĩnh vực, ngành nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương, được khuyến khích theo quy định của UBND tỉnh trên nguyên tắc không được vượt khung quy định của pháp luật.

          Quy hoạch đề ra 07 nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm: Giải pháp về quy hoạch và quản lý; Giải pháp về môi trường đầu tư; Giải pháp về vốn; Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải pháp bảo vệ môi trường; Giải pháp di dời các cơ sở ô nhiễm; Giải pháp hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp.

Thanh Liêm - QLCN