LIÊN KẾT SITE LIÊN KẾT SITE

 

 

Tiết kiệm năng lượng Tiết kiệm năng lượng
Lời giải cho bài toán tiết kiệm năng lượng trên địa bản tỉnh

LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

 

 Thực hiện chỉ thi số 19/2005/CT-TTg ngày 2/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiết kiệm trong sử điện; chỉ thị số 14/2006/CT-UBND ngày 24/4/2006 của UBND tỉnh BR-VT về việc thực hiện tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong mùa khô năm 2006 và những năm tiếp theo. Sở Công nghiệp có quyết định số 14/QĐ-SCN ngày 17/3/2008 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về thực hiện tiết kiệm điện năm 2008. Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra trên diện rộng về tình hình tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu.

 

Tiết kiệm năng lượng trong các công sở: Ý thức là chính

 

Qua công tác kiểm tra đoàn nhận thấy các đơn vị hành chính, sự nghiệp, năng lượng sử dụng chủ yếu là điện. Điện được sử dụng chủ yếu cho hệ thống điều hòa không khí trong các tòa nhà làm việc chiếm từ 50% (tỷ lệ 1:1) tổng số điện năng sử dụng trong năm, sau đó mới là phục vụ các nhu cầu khác như hệ thống chiếu sáng, thiết bị văn phòng, thiết bị chuyên dùng... Việc tiết kiệm điện đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đến tình hình sử dụng năng lượng chung của toàn xã hội.

 

Với hàng ngàn đơn vị trên địa bàn, tổng chi phí cho sử dụng điện năng tiêu thụ của các đơn vị này chiếm một phần rất lớn. Những năm gần đây, nhiều đơn vị hành chính, sự nghiệp đã rất quyết liệt trong việc tiết kiệm chi phí hành chính công, trong đó có chi phí tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đặc biết đối với những đơn vị đã thực hiện khoán chi ngân sách, việc làm này giúp nhà nước mỗi năm tiết kiệm được nhiều tỷ đồng để giải quyết những nhu cầu công khác.

 

Thế nhưng, nhìn chung tình trạng “cha chung không ai khóc” vẫn còn tồn tại ở các đơn vị như: Không làm việc nhưng vẫn để máy tính chạy “ thường trực”, thậm chí hết giờ làm việc đèn, quạt, máy lạnh vẫn chạy đều đều. Đó là những việc làm gây lãng phí nguồn năng lượng đáng quý. Chính vì vậy, biện pháp tích cực nhất để tiết kiệm năng lượng tại các cơ quan hành chính sự nghiệp là nâng cao ý thức của người sử dụng.

 

Đối với các doanh nghiệp: Biện pháp thay thế, cải tiến máy móc, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện là giải pháp hữu hiệu trong tiết kiệm năng lượng.

 

Các doanh nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn là một điển hình, chi phí cấu thành cho sản phẩm gồm điện, nước, nhân công. Trong số này, điện giữ vị trí quan trọng nhất, tiết kiệm được điện là giá thành mỗi cây nước đá sẽ giảm. Không những thế, đây là lĩnh vực sản xuất sử dụng điện cho sản xuất khá lớn trên địa bàn nên chỉ cần các nhà máy tiết kiệm được điện sẽ tác động không nhỏ đến tổng sản lượng điện tiêu thụ của toàn tỉnh. Biện pháp duy nhất là thay thế hệ thống dây chuyền làm lạnh hiện tại bằng công nghệ cao hơn bỡi đa số các doanh nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thường sử dụng loại máy móc lạc hậu. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng giải bài toán năng lượng này.

 

Hiện nay trên địa bàn mới chỉ có công ty TNHH sản xuất nước đá Châu Long là “dám” đổi mới toàn bộ dàn máy nén làm lạnh, theo ông Lê Đình Chính giám đốc công ty cho biết: Đến nay, công ty đã đầu tư thay thế toàn bộ 6 dàn máy nén với chi phí là 25.000 USD/máy. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả với công suất 10.000 cây đá/ngày đêm, Châu long trước đây phải tốn 3,3kwh điện /cây, sau khi đổi mới dây chuyền công nghệ điện tiêu thụ chỉ còn 2,8kwh/cây. Ngoài việc đổi mới dây chuyền công nghệ, công ty còn thực hiện việc tiết kiệm điện trong giờ cao điểm bằng phương thức mở máy sản xuất vào lúc 22h và cho đến 18h ngày hôm sau tắt bớt 4 máy chỉ để 2 máy chạy, tuy chưa đạt 24h, thời giam chưa đủ để sản xuất một cây nước đá thương phẩm, nhưng độ lạnh còn lại cũng đủ duy trì để tiếp tục làm đông đá. Bằng phương pháp này mỗi năm công ty tiết kiệm được 600 – 700 triệu đồng. Như vậy chỉ 4 đến 5 năm sau công ty đã hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu là 150 ngàn USD cho dây chuyền thiết bị 6 máy.

 

Lợi ích kinh tế đã thấy rõ nhưng ngoài Châu Long, các nhà máy sản xuất nước đá còn lại trên địa bàn không “dám” đổi mới công nghệ. Nguyên nhân là do hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều mang tính sản xuất vừa và nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công suất chỉ từ 500 cây đến vài ngàn cây đá/ngày đêm, nên không dám đầu tư thay đổi công nghệ. Công ty TNHH Phước Đức là ví dụ cụ thể, hiện nay công ty vẫn đang sử dụng hệ thống máy móc được đầu tư từ năm 1992, máy do Nga sản xuất từ năm 1978, trung bình mỗi cây nước đá tiêu hao 3,8–4 kwh/cây. Để đầu tư một dây chuyền công nghệ mới thì doanh nghiệp không đủ sức. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết: Từ đầu năm đến nay sản xuất không mang lại lợi nhuận, công suất nhà máy là 5.300 cây/ngày đêm nhưng không ngày nào đạt được. Ba tháng đầu năm nhà máy chỉ xuất xưởng được 70.000 cây đá với giá bình quân 5.500đ/cây.

 

Việc tiết kiện điện là yêu cầu chung của toàn xã hội. Đối với các doanh nghiệp biện pháp đổi mới, cải tiến dây chuyến công nghệ, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong nhà máy vẫn là hữu hiệu nhất, có lợi cho doanh nghiệp và cho xã hội.

 

Tiết kiệm điện: Tiết giảm một phần bóng đèn chiếu sáng công cộng chỉ là giải pháp tạm thời

 

Năm 2008, công ty điện lực II giao chỉ tiêu tiết kiệm điện cho tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu là 27 triệu Kwh, để làm được điều này thì lĩnh vực chiếu sáng công cộng phải tiết kiệm được khoảng 2 triệu Kwh. Trong quý I năm nay, các công ty công trình đô thị đã tiết kiệm được 700.000Kwh, dự kiến quý II sẽ tiết kiệm 500.000Kwh.

 

Tiết giảm bớt các bóng đèn chiếu sáng công cộng vẫn là biện pháp phổ biến nhất mà các công ty công trình đô thị (CTCTĐT) đang áp dụng hiện nay. Hầu hết các con đường bị cắt giảm 5o% (tỷ lệ 1:1), nghĩa là một bóng sáng, một bóng tắt, một số tuyến đường cắt giảm số bóng dày hơn, một bóng sáng, hai bóng tắt (tỷ lệ 1:2). Thời gian mở điện là 18h30, 5h sáng hôm sau là tắt toàn bộ.

 

Thay mới hệ thống bóng đèn chiếu sáng công suất cao bằng những bóng đèn tiết kiệm điện công suất thấp nhưng độ sáng tương đương là một giải pháp hiệu quả. Biện pháp này mới chỉ được thực hiện ở một vài địa phương như thành phố Vũng tàu, huyện Châu đức. Lãnh đạo công ty CTĐT TP Vũng tàu cho biết: Cách làm của công ty là thay thế dần các bóng đèn trong hẽm, đây là việc làm cần thiết vì đường hẽm thường quang co, nếu tắt bớt bóng đèn thì những khúc cua rất tối không đảm bảo cho việc lưu thông. Sau khi thay bóng đèn tiết kiệm điện, toàn bộ đường hẻm sáng đều nên người dân an tâm. Những bóng thay ra được tiết kiệm sử dụng ở các đường chính khi tại đó bóng bị hỏng. Đến nay toàn TP Vũng tàu đã thay thế hơn 5000 bóng đèn tiết kiệm điện và vẫn còn 10.000 bóng cần được thay thế, huyện Châu Đức mới thay được 250 bóng/2500 bóng.

 

Một biện pháp khác vừa thử nghiệm thành công đang được Sở Công nghiệp trình UBND tỉnh để áp dụng đại trà là việc vận hành đèn chiếu sáng có thiết bị điều khiển 2 công suất (giảm dần công suất về đêm). Biện pháp này đơn giản và hiệu quả.

Nguyễn Văn Toán