LIÊN KẾT SITE LIÊN KẾT SITE

 

 

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện
Áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP

 Ngày 30 tháng 9 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Thông tư quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương bao gồm: biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.

Thông tư này áp dụng đối với: các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định và  thương nhân Việt Nam, thương nhân của nước thành viên của Hiệp định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định.

 

Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh BR-VT

Biện pháp khẩn đối với hàng dệt may quy định nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may là không áp dụng đồng thời biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa, trong cùng một thời điểm, với một trong các biện pháp dưới đây: Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Luật quản lý ngoại thương; Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được quy định tại Thông tư này; Không áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may quá giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó; Không áp dụng quá một lần biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đối với cùng một hàng hóa. Việc điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may phải được thực hiện phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và các quy định Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may: khi kết luận điều tra của Cơ quan điều tra có các nội dung sau đây: Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng dệt may bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định. Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng; Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 02 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 02 năm. Thông tư có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Chi tiết Thông tư 19/2019/TT-BCT tại đây.

Anh Thư – VPS