LIÊN KẾT SITE LIÊN KẾT SITE
Thương mại Thương mại
Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng

Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công thương số tháng 7/2016, thị trường nội địa Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn và tiềm năng, với quy mô dân số đông khoảng 90 triệu người, trong đó có tới 60% là dân số trẻ. Nhu cầu và chi tiêu cá nhân của người dân ngày một tăng cao, thể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên.

Các doanh nghiệp đã và đang tiếp cận và nắm bắt nhu cầu thị trường trong từng vùng, từng nhóm dân cư, kê cả vùng sâu, vùng xa có khó khăn về giao thông và vận chuyển hàng hóa để sản xuất và kinh doanh, mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ nên tổng mức hàng hóa tăng lên. Đây được coi như một tín hiệu rất tốt cho việc tiếp tục phát triển thị trường nội địa khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do tác động của việc suy thoia1 kinh tế toàn cầu.

Những năm gần đây, chủ trương phát triển thị trường trong nước, để kích thích tiêu dùng nội địa đã được triển khai khá rộng khắp trên cả nước với sự chỉ đạo và điều hành của nhiều bộ ngành và các cấp, từ Trung ương tới địa phương, sự tham gia của các doanh nghiệp và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đã tạo được những kết quả quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có tác động lớn đối với người tiêu dùng trong nước, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận đến người tiêu dùng. Các chương trình khuyến mại, giảm giá của các nhà phân phối, các đợt đưa hàng về nông thôn, về các khu công nghiệp, các đợt tổ chức các điểm bán hàng, ổn định giá,… cũng được mở rộng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, triển khai các loại hình bán buôn, bán lẻ theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. mạng lưới chợ và các loại hình thương mại truyền thống tiếp tục được quan tâm phát triển, đặt biệt là thị trường miền núi và hải đảo được đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng chiết sách thiết yếu….

Quản lý nhà nước về thương mại, tuy đã được đổi mới trên nhiều mặt nhưng chưa theo kịp với thực tiễn hoạt động thương mại, dịch vụ, các biện pháp điều hành của chính phủ là phù hợp, song chưa hình thành được những doanh nghiệp nội địa lớn giữ vai trò định hướng và tổ chức lưu thông, liên kết với sản xuất và xuất nhập khẩu tạo thành một hệ thống phân phối hiện đại, phát triển bền vững. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số lĩnh vực, ngành nghề vẫn chưa xây dựng được thương hiệu uy tín đối với người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Củng với đó, việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, điều quan trọng là phải có cơ chế hỗ trợ để xây dựng các cửa hàng tiện lợi, hệ thống phân phối, đặt biệt là ở nông thôn.

Nhà nước cần có biện pháp mạnh để chống nạn hàng lậu và ủng hộ hàng Việt bằng chính sách thuế, xây dựng hàng rào phi thuế quan, tiếp tục xây dựng các chính sách, giải pháp hỗ trợ và phát triển thị trường trong nước theo cam kết WTO…

Đối với việc phát triển thị trường trong nước và kích thích tiêu dùng nội địa thì các chính sách của nhà nước phải phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của người dân, các chính sách đó phải tạo ra được môi trường thuận lợi và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động trao đổi hàng hóa trên thị trường trong nước và bảo đảm lòng tin của người tiêu dùng đối với các hàng hóa tiêu thụ.

Nhà nước cần tiếp tục có cơ chế khuyến khích các hoạt động của hiệp hội, hợp tác xã, làng nghề chuyên mô hóa theo từng chủng loại mặt hàng, sản phẩm. Hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống thương mại điện tử,…Xây dựng các website, các sàn giao dịch điện tử, thu hút khách hàng,…

Nguồn: Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương, số tháng 7/2016.