LIÊN KẾT SITE LIÊN KẾT SITE
Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện
Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn tới theo hướng thu hẹp khoảng cách số

 Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 đã phần nào quan tâm tới yếu tố này, nhưng cơ bản mới đề cập tới việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp tại các địa phương, đề xuất việc hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại một số vùng kinh tế trọng điểm. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 giao cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử các địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án phát triển thương mại điện tử hàng năm với các nội dung chính như: Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử; Tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mạ điện tử.

Với mục tiêu đánh giá một cách khách quan về tình hình phát triển thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương; từ năm 2012 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã xây dựng báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI), tới nay EBI là chỉ số duy nhất được tính toán hàng năm, giúp lượng hóa tình hình phát triển thương mại đện tử ở 63 tỉnh/TP. EBI góp phần vào việc xây dựng chính sách và pháp luật, quản lý nhà nước về thương mại điện tử cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho cộng đồng kinh doanh trực tuyến.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử nhiều năm liên tiếp cho thấy phần lớn hoạt động thương mại điện tử diễn ra ở hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh năng động, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong những tỉnh năng động. Hoạt động kinh doanh trực tuyến tại hầu hết các tỉnh khác còn yếu và có nguy cơ ngày càng tụt lại so với hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo VECOM, ước tính Hà Nội và Thành phố hồ Chí Minh chiếm tới 70% giao dịch thương mại điện tử. Quy mô thương mại điện tử ở các địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất nhỏ, trong khi đó, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, khu vực nông thôn có tiềm năng tiêu thụ lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp sản phẩm đa dạng phù hợp với bán hàng trực tuyến.

Thương mại điện tử bị ảnh hưởng sâu sắc về tính toàn cầu, nhanh chóng và hiệu quả của Internet nên cho tới nay các chính sách thương mại điện tử của Việt Nam ít chú ý tới yếu tố địa kinh tế và thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng. Nhìn thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong thời gian tới, ngày 15/5/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc giai đoạn 2021-2025.

Quan điểm phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ xem thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách về chủ động tham gia CMCN 4.0, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia; xem doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại đin tử trong khi nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tng và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển và việc hỗ trợ, tạo động lực phát triển cho thương mại điện tử được thực hiện theo mô hình: lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm trọng đim một số lĩnh vực/địa phương phát trin thương mại điện tử để đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tạo sự lan tỏa trong xã hội.

Theo nhận định của VECOM muốn thương mại điện tử phát triển nhanh, bền vững nhất thiết phải thu hẹp khoảng cách số giữa các địa phương, đặc biệt là phải hỗ trợ khu vực nông thôn bán hàng trực tuyến. Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ để biến các cơ hội của thương mại điện tử thành hiện thực tại mọi địa phương, doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh việc tuyên truyền để người tiêu dùng ở địa phương khai thác các lợi ích của mua sắm trực tuyến, yếu tố then chốt là tích cực triển khai các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trên môi trường mạng.

Anh Thư - VPS