Tin tức về logistics BRVT
Các dự án kêu gọi đầu tư vào hạ tầng logistics tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020
Với các yếu tố lợi thế như bờ biển dài, hệ thống vịnh, sông sâu cùng chiến lược đầu tư đúng hướng, hệ thống cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu đang dần trở thành một cửa ngõ cảng biến quốc gia tại khu vực Đông Nam Bộ, luôn duy trì ở mức trên 50% khối lượng hàng hóa nhập khẩu trên tổng lượng hàng hóa của các cảng biển ở Việt Nam. Đây là một trong những tuyến đường giao thông có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và của cả nước nói chung. Cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải nói riêng, với vị trí là một trong những cửa ngõ hướng ra Biển Đông của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nối liền với các vùng kinh tế trong nước và với nước ngoài, nên rất thuận lợi trong vai trò là trung âm trung chuyển hàng hóa trong khu vực và quốc tế. Cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa khẩu mở quốc tế quan trọng nhất tạo nên tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cho cả quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang tập trung phát triển dịch vụ logistics của tỉnh thành trung tâm dịch vụ logistics của cả nước và khu vực đạt trình độ quốc tế, phục vụ có hiệu quả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu thành “Đô thị cảng biển trong tương lai”. Theo quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5), trong đó cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu tới năm 2020 và dự báo tới năm 2030, là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA) đảm nhận vai trò là cảng trung chuyển quốc tế, gồm các khu bến chức năng chính: Khu bến cảng Gò Dầu, Tắc Cá Trung; Khu bến cảng Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến cảng Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình; Khu bến cảng Long Sơn; Khu bến cảng sông Dinh và khu bến cảng Côn Đảo.
Bài mới hơn
Bài cũ hơn
|