Tin tức sự kiện
Những điểm thay đổi cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001 có nhiều phiên bản, phiên bản gần đây nhất là ISO 9001:2015 được ban hành và áp dụng từ ngày 15/9/2015 thay cho tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã có những thay đổi lớn, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lí hệ thống của chính mình. Đây là bản ISO được kì vọng sẽ mang lại những bước tiến mới, đồng thời có thể duy trì được tới 25 năm. 1. Bản dự thảo ISO 9001
2. Sự thay đổi về các thuật ngữ trong ISO 9001.
3. ISO 9001:2015 không yêu cầu sổ tay chất lượng. 4. Đối với các điều khoản loại trừ: nếu như ISO 9001-2008 thì các tổ chức doanh, nghiệp chỉ có thể loại trừ các yêu cầu ở Điều 7 thì đến ISO 9001-2015, doanh nghiệp có thể loại trừ bất cứ điều gì mà tổ chức chứng minh được rằng nó không ảnh hưởng tới việc cung cấp các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. 5. ISO 9001:2015 chỉ còn 7 nguyên tắc quản lí chất lượng thay vì 8 như trước đây ISO 9001:2015 đã không sử dụng nguyên tắc tiếp cận theo hệ thống cùng với đó là thay nguyên tắc Hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp thành quản lý các mối quan hệ. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp hiện nay không chỉ phải quan tâm tới nhà cung cấp mà còn phải biết được những bên quan tâm tới hệ thống của mình, họ mong muốn gì để có những đối sách hợp lý 6. Đối với điều khoản 4 (“Bối cảnh của tổ chức”): Đây là điều khoản yêu cầu doanh nghiệp phải xác định “bối cảnh” bên trong và bên ngoài, nhu cầu của các bên quan tâm để xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro ảnh hưởng đến mình. Muốn xác định được bối cảnh này, các doanh nghiệp cần lựa chọn công cụ hoạch định chiến lược phù hợp, đồng thời thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 7. Đối với điều khoản 5 (“Vai trò lãnh đạo”): ISO 9001:2015 nhấn mạnh hơn vai trò của lãnh đạo so với ISO 9001:2008 thông qua việc bỏ vị trí Đại diện lãnh đạo, yêu cầu lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng (5.1.1.a). Lãnh đạo phải tham gia, chỉ đạo và hỗ trợ các cá nhân đóng góp vào tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng (5.1.1.h), thúc đẩy việc sử dụng cách tiếp cận quá trình và tư duy dựa trên rủi ro (5.1.1.d) 8. Đối với điều khoản 6 (“Hoạch định và quản lí rủi ro”) Tại điều 6.3 của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã nêu ra những yêu cầu khi mà doanh nghiệp, tổ chức khi có nhu cầu thay đổi hệ thống của mình. Tổ chức phải xem xét + Mục đích của sự thay đổi và các hậu quả tiềm ẩn của sự thay đổi; Như vậy ở phiên bản này đã yêu cầu doanh nghiệp phải thận trọng hơn trong việc thay đổi hệ thống quản lý của mình. Chính sự thay đổi của ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 cũng cho thấy sự thận trọng và lỗ lực của tổ chức ISO trong việc không làm phá vỡ cấu trúc hệ thống hiện tại của các doanh nghiệp, tổ chức Việc hoạch định và quản lí rủi ro là thay đổi quan trọng thay cho hành động phòng ngừa trong phiên bản cũ. “Quản lý rủi ro” sẽ giúp doanh nghiệp giảm mạnh các nguy cơ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Nó tác động trực tiếp vào các yếu tố đầu vào (Man, Material, Machine, Method, Measurement,...) chứ không chỉ yếu tố đầu ra của quá trình. Các rủi ro đều có tần suất xuất hiện và nguy cơ khác nhau, cho nên, phiên bản mới yêu cầu: Phải xác định và chọn các rủi ro có nguy cơ cao để kiểm soát. Việc kiểm soát các rủi ro này phải thông qua “các mục tiêu” và/ hoặc “các thủ tục” để kiểm soát chúng. Như vậy, ở phiên bản ISO 9001:2015 thì tư duy dựa trên rủi ro yêu cầu doanh nghiệp phải chủ động hơn và quyết liệt hơn trong vấn đề xác định và giải quyết các rủi ro. Khi xác định và giải quyết được các rủi ro thì doanh nghiệp sẽ có được niềm tin vững chắc hơn nơi khách hàng. Bảng tương quan giữa các điều khỏan trong ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008
(Thanh Hương-Sưu tầm)
Bài mới hơn
Bài cũ hơn
|