Tin tức sự kiện
Các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra. Ngày 29 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP, chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, cụ thể như sau: (1) Thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục sự gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh; đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới đối với các mặt hàng đang bị hủy hoặc giãn tiến độ giao hàng do ảnh hưởng của dịch bệnh; tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đặc biệt là EVFTA, CPTPP. (2) Triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước, tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam. (3) Tổ chức kiểm soát giá bán của chuỗi cung ứng lợn thịt và thịt lợn trên thị trường. Tăng cường kết nối giữa các khâu trong hệ thống phân phối mặt hàng thịt lợn để giảm bớt các chi phí trung gian không cần thiết. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, vận chuyển, kinh doanh thịt lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh trong nước. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong việc cân đối cung cầu một số mặt hàng thiết yếu, bình ổn giá cả thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. (4) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn địa phương trong việc thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc khi đã đáp ứng đủ quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và bảo đảm tối đa công tác phòng chống dịch bệnh. (5) Theo dõi sát nhu cầu nhập khẩu nông sản của thị trường thế giới để kịp thời tận dụng cơ hội từ các thị trường này. Phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam bảo đảm sản lượng gạo dự trữ, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu ở mức hợp lý; bình ổn giá lúa gạo nội địa, bảo đảm an ninh lương thực. (6) Phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án bảo đảm năng lượng quốc gia như: Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; Nhiệt điện Long Phú I, Nhiệt điện Sông Hậu I,... (7) Đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới.(8) Phát động các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sở Công Thương triển khai Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Toàn bộ nội dung Nghị quyết số 84/NQ-CP tại đây. Anh Thư – VPS.
Bài mới hơn
Bài cũ hơn
|