Thương mại Thương mại
Bộ Công Thương công bố toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Đúng một tháng sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức hoàn tất đàm phán vào ngày 5/10/2015 và được xem là hiệp định thương mại thế kỷ, mang tính lịch sử, lớn nhất trong vòng 20 năm qua. TPP có sự tham gia của 12 nước gồm: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các nước cũng kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo, khuyên khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệ người lao động, môi trường. Hiệp định cũng được xem là bước quan trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý. Tuy nhiên, trước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã quyết định công bố toàn văn Hiệp định TPP mặc dù thủ tục rà soát pháp lý vẫn chưa hoàn tất. Các nước TPP đã thống nhất giao Niu Di-lân (nước được giao nhiệm vụ lưu chiểu văn kiện của Hiệp định) công bố toàn văn Hiệp định vào chiều ngày 05 tháng 11 năm 2015 (giờ Hà Nội).  

Bộ Công Thương xin trân trọng công bố toàn văn Hiệp định TPP (bản tiếng Anh) đã được các nước TPP thống nhất. Do quá trình rà soát pháp lý vẫn đang tiếp tục nên bản công bố lần này chưa phải là bản cuối cùng. Bản cuối cùng có thể sẽ có một số thay đổi nhưng chỉ là các chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, không ảnh hưởng đến nội dung cam kết.  

Ngoài các nội dung cam kết trong Hiệp định, trong quá trình đàm phán các nước TPP cũng đạt được một số thỏa thuận song phương. Do các thỏa thuận này chỉ liên quan đến các Bên ký kết nên sẽ được các Bên ký kết công bố riêng. Bộ Công Thương xin công bố kèm theo đây các thỏa thuận song phương mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP. 

Do các nước TPP vẫn đang tiến hành thủ tục rà soát pháp lý, khối lượng tài liệu phải biên dịch lại rất lớn nên Bộ Công Thương và các Bộ, ngành chưa thể công bố kèm theo bản dịch tiếng Việt của Hiệp định TPP. Để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành nhanh chóng hoàn tất công việc dịch thuật và công bố bản dịch tiếng Việt trong thời gian sớm nhất.  

Sau khi công bố toàn văn Hiệp định, các nước TPP sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước, theo quy định của pháp luật nước mình, sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết, dao động từ 60 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết chính thức Hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý I năm 2016. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình.

Văn bản gồm 30 chương vừa được Bộ Công Thương Việt Nam và các cơ quan phụ trách TPP của 11 nước còn lại công bố chiều nay, đúng một tháng sau khi quá trình đàm phán kết thúc. Văn bản gồm đầy đủ thông tin chi tiết về các cam kết và các điều khoản áp dụng với tất cả các nước thành viên.

Một trong những điểm được quan tâm nhất trong văn bản này là điều khoản áp dụng. Theo đó, TPP sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ khi tất cả các thành viên thông báo đã hoàn tất trình tự thông qua về mặt pháp lý trong nước. Trong điều kiện một số điều khoản hoặc toàn bộ hiệp định không được một hoặc một số nước thành viên thông qua, TPP vẫn có hiệu lực nếu có ít nhất 6 trên 12 thành viên, chiếm tối thiểu 85% GDP toàn khối chấp nhận.

Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP
(tiếng Anh)

Chương 0

Lời tựa

Chương 1

Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung

Chương 2

Thương mại hàng hóa

Chương 3

Quy tắc xuất xứ

Chương 4

Dệt may

Chương 5

Hải quan và thuận lợi hóa thương mại

Chương 6

Phòng vệ thương mại

Chương 7

Vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

Chương 8

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Chương 9

Đầu tư

Chương 10

Thương mại dịch vụ qua biên giới

Chương 11

Dịch vụ tài chính

Chương 12

Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh

Chương 13

Viễn thông

Chương 14

Thương mại điện tử

Chương 15

Mua sắm chính phủ

Chương 16

Chính sách cạnh tranh

Chương 17

Doanh nghiệp Nhà nước và hoạt đông độc quyền

Chương 18

Quyền sở hữu trí tuệ

Chương 19

Lao động

Chương 20

Môi trường

Chương 21

Hợp tác và Nâng cao năng lực

Chương 22

Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh

Chương 23

Phát triển

Chương 24

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương 25

Gắn kết môi trường chính sách

Chương 26

Minh bạch hóa và Chống tham nhũng

Chương 27

Các điều khoản về hành chính và thể chế

Chương 28

Giải quyết tranh chấp

Chương 29

Ngoại lệ

Chương 30

Các điều khoản cuối cùng

 

Với Việt Nam, biểu thuế tại Hiệp định cho thấy thuế xuất - nhập khẩu với nhiều mặt hàng sẽ được dỡ bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực như hàng dệt may, giày dép, cá ngừ, thịt động vật thuần chủng...

Ngược lại, lộ trình dỡ bỏ thuế quan dài nhất sẽ lên kéo dài 16 năm, thuộc về những hàng hóa như dầu thô, trứng... Một số mặt hàng khác lại có lộ trình giảm thuế quan từng nấc theo năm, ví dụ như khoai tây (hiện có mức thuế 24%, giảm về 12% trong năm thứ 2, 6% vào năm thứ 3 và miễn thuế trong năm thứ 4)...

 

Tương quan kinh tế 12 nước trong TPP (Chi tiết)

 

Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) xem chi tiết tại: http://tpp.moit.gov.vn/