LIÊN KẾT SITE LIÊN KẾT SITE

 

 

Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện
Trang tin hỗ trợ, thành lập mới HTX

6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh thành lập mới 4 HTX, đó là HTX thương mại - dịch vụ An Bình, HTX vận tải cơ giới Sao Mai, HTX dịch vụ bảo vệ môi trường Bồ câu xanh (TP Vũng Tàu) và HTX dịch vụ nông nghiệp Hương Thịnh ( huyện Xuyên Mộc). Như vậy đến nay trên địa bàn tỉnh có 80 HTX.

Từ đầu năm đến nay, kinh tế tuy ổn định, có tăng trưởng nhưng tăng trưởng chậm, sức mua kém. Một số các HTX nông nghiệp đã đã thực hiện tốt một số khâu dịch vụ cho xã viên, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáp ứng ngày càng tốt hơn các dịch vụ sản xuất cho xã viên về thủy lợi, giống, vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật. Một số HTX lĩnh vực khác cũng năng động tìm tòi, nuôi thử nghiệm mô hình mới và chuyển đổi loại hình dịch vụ và đang tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm.(PCS)

Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản Hiệp Thàn: Tổ chức đại hội nhiệm kỳ II (2014-2019)      
Ngày 19/6/2014 tại hội trường UBND xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, HTX nuôi trồng thuỷ sản Hiệp Thành đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ II (2014-2019). HTX nuôi trồng thuỷ sản Hiệp Thành được thành lập tháng 12 năm 2007 với 12 xã viên và vốn điều lệ 01 tỷ đồng, với ngành nghề hoạt động chủ yếu là nuôi trồng thủy sản (nuôi Hàu).

Theo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I (2007-2013), tình hình hoạt động ngay từ khi thành lập HTX vụ mùa đầu tiên tháng 8/2008 HTX đã đầu tư thả nuôi 40 lồng bè, với số vốn đầu tư ban đầu là 210 triệu đồng nhưng do nguồn nước bị ô nhiễm nên trong hai năm đầu HTX bị thua lỗ. Đến năm 2010 đến nay, thì việc nuôi trồng thủy sản của HTX mới bắt đầu đi vào ổn định, có phát triển, thu nhập của bà con xã viên ngày càng khá hơn. Năm 2013, HTX đã đầu tư thêm nuôi trồng thủy sản, số tiền đầu tư lên tới 500 triệu đồng; mở rộng thêm ngành nghề làm Dến đánh bắt cá theo con nước lớn ròng, cụ thể đầu tư số tiền 120 triệu đồng và sau 6 tháng đã thu hồi vốn. Phương hướng nhiệm kỳ II (2014-2019), HTX tiếp tục nuôi hàu và mở rộng diện tích vùng nuôi tại Sông Chà Và, xã Long Sơn; nuôi cá mú thương phẩm trong ao với 1000 con giống, diện tích 0,5 héc ta; kế hoạch thuê ki ốt tại chợ du lịch Long Sơn để giới thiệu sản phẩm của HTX với du khách.

Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự năng nổ của Ban quản trị, sự quan tâm của các ngành và nhất là sự hỗ trợ của UBND xã Long Sơn chắc chắn HTX nuôi trồng thuỷ sản Hiệp Thành sẽ đạt nhiều thắng lợi trong nhiệm kỳ này.

HTX sản xuất nông nghiệp thực phẩm  rau an toàn Tiện Lợi, huyện Xuyên Mộc:  Mô hình sản xuất tiềm năng

HTX sản xuất nông nghiệp thực phẩm  rau an toàn Tiện Lợi, huyện Xuyên Mộc là HTX đi tiên phong trong sản xuất, tiêu thụ và chế biến thực phẩm an toàn của tỉnh. Mục tiêu của HTX là xây dựng hệ thống thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Trước mắt, HTX  khuyến khích các thành viên sản xuất các loại rau, thực phẩm đa dạng, an toàn, bao tiêu sản phẩm, đồng thời liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn cho bà con nông dân trong tỉnh.

HTX sản xuất nông nghiệp thực phẩm  rau an toàn Tiện Lợi, huyện Xuyên Mộc được thành lập tháng 11-2013 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là  sản xuất và tiêu thụ rau sạch, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, đại lý vật tư nông nghiệp. Mặc dù mới được thành lập hơn nửa năm, nhưng đến nay các sản phẩm rau, củ, thực phẩm sạch của HTX sản xuất nông nghiệp thực phẩm  rau an toàn Tiện Lợi, huyện Xuyên Mộc đã được đông đảo người tiêu dùng trong tỉnh đón nhận. Lần đầu tiên tham gia vào hội chợ Công nghiệp -Thương mại Bà Rịa- Vũng Tàu 2014 diễn ra hồi đầu tháng 6, các sản phẩm “sạch của HTX cũng thu hút  sự chú ý của nhiều người dân. Qua hội chợ này, một số tiểu thương kinh doanh rau sạch ở TP. Vũng Tàu và Bà Rịa muốn hợp tác với HTX để cung cấp sản phẩm. Hiện tại, HTX đang thỏa thuận với các đối tác về thời gian, số lượng hàng giao…

Bà Nguyễn Thị Mai Phương, Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp thực phẩm  rau an toàn Tiện Lợi, huyện Xuyên Mộc cho biết: “Hiện nay, trung bình mỗi ngày, HTX cung ứng ra thị trường hơn 1 tấn rau, củ, thực phẩm sạch. Tất cả các sản phẩm tại HTX đều niêm yết giá, dán nhãn địa chỉ rõ ràng trên từng sản phẩm để người người tiêu dùng nhận biết”. Để bảo đảm thực phẩm thực sự an toàn, HTX quản lý chặt chẽ từ khâu bắt đầu gieo trồng đến khâu nhận sản phẩm không những với xã viên của HTX, mà còn cả các tổ sản xuất rau củ an toàn đã liên kết. Còn đối với các thực phẩm gia cầm, gia súc và thủy sản, HTX ký kết hợp đồng với người chăn nuôi, ngư dân và cả những lò giết mổ với các điều khoản bắt buộc và chặt chẽ về điều kiện ATVSTP. Sau khi thu mua, HTX thực hiện các bước: Phân loại thực phẩm, loại bỏ các thực phẩm không đạt chất lượng. Sau đó cắt, rửa, đưa vào bồn sục khí ozon; xử lý qua tia cực tím để diệt khuẩn; đóng gói sản phẩm; kiểm tra nhãn mác, bao bì rồi đưa vào kho bảo quản sản phẩm. Ngoài nguồn rau từ các xã viên, HTX còn ký kết với các hộ lân cận trồng rau sạch, với tổng diện tích 10 ha, trong đó, HTX hỗ trợ nông dân về vốn và một số giống cây trồng …

Hiện nay, HTX  có 16 xã viên, với thu nhập bình quân từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/tháng. Các xã viên của HTX  bước đầu đã yên tâm vì sản phẩm sạch của họ làm ra bao nhiêu hợp tác xã bao tiêu hết bấy nhiêu, với giá cả ổn định, không bị thương lái ép giá, giúp bà con xã viên yên tâm hơn trong sản xuất, nhất là những sản phẩm sạch.

Trên địa bàn huyện Xuyên Mộc hiện có 13 điểm bán hàng do HTX cung ứng sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay,  việc ra đời mô hình cung cấp thực phẩm sạch được đánh giá là rất tiềm năng. Vì thế, trong thời gian tới  HTX tiếp tục đầu tư, mở rộng thêm kênh phân phối. Trước mắt, HTX hướng tới thị trường cung cấp là các hộ gia đình, các trường học, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh. 

Nhằm tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tập trung sản xuất lúa có năng suất cao, qua đó cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về các loại lúa giống hiện nay trên thị trường, Hội Nông dân xã Phước Hội tổ chức ra mắt tổ sản xuất và cung cấp lúa giống.

Tổ sản xuất và cung cấp lúa giống gồm 15 thành viên có diện tích sản xuất là 8,4 ha. Tổ sản xuất và cung cấp lúa giống được thụ hưởng các chính sách liên quan đến việc sản xuất và cung cấp lúa giống, được hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật… Theo đó, lúa sau khi thu hoạch phải bảo đảm cung cấp làm giống lúa cho nông dân và bà con nông dân trên địa bàn xã. Tổ sản xuất và kinh doanh hạt giống lúa phải theo tiêu chuẩn giống QCVN 01-54:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Liên minh HTX tỉnh: Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại huyện Long Điền và Xuyên Mộc


Trong 2 ngày 17 và 18 tháng 6 năm 2014, Liên minh HTX đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và các thành viên HTX nông nghiệp trên toàn tỉnh. Lớp tập huấn được tổ chức tại huyện Long Điền và huyện Xuyên Mộc là hai địa phương có số lượng HTX nông nghiệp nhiều trong tỉnh với số lượng học viên tham dự là 106 người

Với nội dung gắn liền với sản xuất nông nghiệp là nâng cao kỹ năng xây dựng và kiểm soát quy trình kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn và nâng cao hiệu quả kinh trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong HTX bằng việc quản lý cung ứng đầo vào và tiêu thụ tập trung. Lớp tập huấn đã được Thạc sĩ Đoàn Đình Hoàng giảng viên Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, TP.HCM hướng dẫn rất tận tình.

Qua lớp tập huấn các học viên đã được hiểu rõ hơn về phương thức hoạt động, kinh nghiệm quản lý điều hành của các HTX nông nghiệp. Ngoài việc tập trung vào sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn của ngành, đáp ứng nhu cầu của thị trường các HTX cần quan tâm nhiều hơn đến quá trình cung ứng đầu vào và đặc biệt là tiêu thụ tập trung sản phẩm. Đây là 2 yếu tố then chốt trong tổ chức và hoạt động của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dự kiến từ đây đến cuối năm 2014 Liên minh HTX sẽ tiếp tục nắm bắt nhu cầu của các thành viên tổng hợp và sẽ tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành và sản xuất trong các HTX trên địa bàn tỉnh.

Chỉnh phủ sẽ có cơ chế tái cơ cấu nền nông nghiệp

Ngày 10 tháng 6 năm 2013 Chính phủ đã ra quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp (TCCNNN) theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đề án này thường được gọi với tên “Đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp” hay “Đề án 899”. Đề án đã nêu ra nhiều mục tiêu cụ thể trong việc TCCNNN, quan điểm của tái cơ cấu, định hướng nội dung, các giải pháp chính để thực hiện đề án.

Trong đề án xác định rõ quan điểm của phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay là phát triển kinh tế gắn với bảo vện môi trường. Phát triển nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi xã hội cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả bằng giá trị, lợi nhuận. Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, cung cấp thông tin, dịch vụ. Trong TCCNNN cần tăng cường sự tham gia của các thành phẩn kinh tế, xã hội từ Trung ương đến địa phương.

Trong định hướng và nội dung của đề án chỉ rõ về mặt kinh tế: Tập trung khai thác và tận dụng những lợi thế, chuyên canh quy mô lớn, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm với chuỗi giá trị toàn cầu với những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong từng lĩnh vực cụ thể, đề án đã có định hướng và chỉ tiêu cụ thể như trong lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, sản xuất muối và phát triển công nghiệp chế biến.

 Để thực hiện được các các nội dung trên đề án đã đưa ra 5 nhóm giải pháp chính là: nâng cao chất lượng quy hoạch, ra soát, gắn chiến lược với xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý và giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch; Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công; cải cách thể chế; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện chính sách.
Đề án TCCNNN ban hành là hết sức kịp thời trong tình trạng nền nông nghiệp nước ta hiện nay tuy đạt được nhiều thành lớn nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành có xu hướng chậm lại, có lĩnh vực hiệu quả thấp, gặp nhiều khó khăn và xuất hiện yếu tố kém bền vững. Nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài, môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, cả ở thị trường thế giới và trong nước. Trong khi đó, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng nông sản của xã hội thay đổi nhiều theo hướng giảm sử dụng lương thực, tăng sử dụng các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và các sản phẩm chất lượng cao hơn.

Trong nông nghiệp, khâu sản xuất nguyên liệu chủ yếu do các nông hộ nhỏ đảm nhận, các doanh nghiệp tham gia còn ít. Những lĩnh vực có sự tham gia của doanh nghiệp nhiều là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản công nghiệp thì năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng còn hạn chế. Trong khi đó, động lực và khả năng từ kinh tế hộ thời gian qua đã được phát huy ở mức cao, nay đang bộc lộ những hạn chế của sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Đa số các nông, lâm trường hoạt động hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Phát triển sản xuất nông nghiệp mang nhiều tính tự phát; sự liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ thiếu chặt chẽ, đặc biệt là những yếu kém trong hoạt động thương mại nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, cạnh tranh yếu. Tuy nông nghiệp hàng hóa đã có bước phát triển mạnh ở các địa phương trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, nhưng nông nghiệp ở vùng miền núi phía Bắc và ven biển miền Trung phát triển còn chậm, thậm chí nhiều nơi vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, hiệu quả thấp. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng này còn cao.

Tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở các vùng nông thôn có xu hướng gia tăng, thiên tai diễn biến phức tạp, trong khi khả năng ứng phó của nông nghiệp hạn chế, ảnh hưởng tới tính bền vững của sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng và hệ thống dịch vụ công được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại trong môi trường biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, phát sinh nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi còn nặng về phục vụ cây lúa; công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng có nhiều yếu kém nên phát huy hiệu quả hạn chế. Giao thông nông thôn ở nhiều vùng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là các vùng miền núi.

Hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, dịch vụ khoa học kỹ thuật còn nhiều yếu kém, hạn chế. Tỷ lệ nhân lực nông nghiệp được đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù các bộ, ngành và địa phương đã luôn quan tâm, có nhiều giải pháp, nhưng tình hình cải thiện chậm.

Đề án TCCNNN đã nhận diện và đưa ra nhiều nội dung, giải pháp để thực hiện những hạn chế trên nhưng trong đó nhiều nội dung cũng mang tính định hướng, nhiều giải pháp còn mang tính nguyên lý. Để đề án thực sự phát huy hiệu quả thì ở mỗi địa phương cần căn cứ vào định hướng chung của đề án TCCNNN mà xây dựng riêng cho mình kế hoạch thực hiện cụ thể.

Trong đó lấy trọng tâm là các chủ thể tham gia thực hiện bao gồm người nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên cơ sở nhà nước định hướng cụ thể, nhà nước hỗ trợ bằng cách tạo môi trường, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng và cung cấp thông tin và đặc biệt nhà nước phải tạo kênh liên hệ dễ dàng, thuận lợi cho các chủ thể tiếp cận.

Nguồn lienminhhtx.baria-vungtau.gov.vn