Chỉ đạo điều hành
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp ngành Công Thương giai đoạn 2015 -2020
Ngày 29/6/2015 Sở Công Thương đã ban hành kế hoạch số 44/KH-SCT nhằm hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp ngành Công Thương gia đoạn 2015 - 2020. Với mục đích tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 bảo đảm phù hợp với các mục tiêu xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với việc triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, kế hoạch nhằm tạo điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp; góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp; Đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Kế hoạch yêu cầu thực hiện đồng bộ các nội dung hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ pháp lý liên quan khác đảm bảo kịp thời, toàn diện trong việc hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp; Đồng thời, nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo hướng nâng cao tính chuyên ngiệp, chuyên môn pháp lý, kỹ năng và nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Các hoạt động cụ thể của kế hoạch bảo đảm phát huy hiệu quả các hoạt động của Chương trình giai đoạn 2010-2014, không chồng chéo với các chương trình, kế hoạch, dự án khác về hỗ trợ doanh nghiệp; lồng ghép với các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp đang thực hiện để bảo đảm tính đồng bộ của các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014, thực hiện trong giai đoạn 2015-2020. Trong đó, cần tập trung xác định các hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm để triển khai thực hiện các hoạt động đó bám sát mục tiêu của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 với tiến độ như sau: Giai đoạn 2015-2017: a-Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực hỗ trợ pháp lý cho các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc, người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Cử cán bộ công chức tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin pháp lý thường xuyên cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường chất lượng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành và các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. b-Hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp: Thường xuyên cập nhật thông tin pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và hội nhập, nhất là hệ thống pháp luật về sản xuất, kinh doanh trong nước và các cam kết quốc tế tác động trực tiếp đến doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của Sở để doanh nghiệp biết và thực hiện; Thường xuyên cập nhật có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, giới thiệu những nội dung cơ bản của các văn bản này; giới thiệu, khuyến cáo doanh nghiệp thực thi pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình áp dụng pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, đề nghị các phòng chuyên môn kịp thời giải đáp hoặc phối hợp với các cơ quan khác tham gia giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; Tổ chức các buổi hội nghị, tập huấn cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng hiểu biết, thực thi pháp luật, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong thực thi, áp dụng pháp luật cho doanh nghiệp. Giai đoạn 2018 - 2020: Tiếp tục duy trì có hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2017 đến năm 2020 nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, tạo điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp; Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: Giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại; Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp thông qua các hình thức: tiếp nhận bằng văn bản; tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về các chuyên đề pháp luật kinh doanh nhằm trao đổi, tiếp thu, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định của pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế. Để thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngành công thương, Bộ phận Pháp chế ( Thanh tra Sở ) cần tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp với Phòng Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin đăng tải các văn bản pháp luật trên trang thông tin điện tử của Sở. Đồng thời, tổ chức tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình áp dụng pháp luật, tham mưu giải đáp trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc phối hợp với các cơ quan khác tham gia giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Phòng Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin phải thường xuyên cập nhật trang thông tin điện tử của Sở nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, toàn diện thông tin pháp lý có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và hội nhập. Duy trì, vận hành, quảng bá cho trang thông tin điện tử của Sở. Cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật, cập nhật có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Ngoài ra, các phòng chuyên môn thuộc Sở cần biên soạn nội dung, tài liệu, tổ chức các hội nghị, tập huấn, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thường xuyên rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để phổ biến đến các tổ chức, cá nhân (nếu xét thấy cần thiết và phù hợp về thời gian và đối tượng), đồng thời phối hợp với Văn phòng để tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND Tỉnh công bố thủ tục mới phát sinh hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời đúng quy định. Tận tình hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đến nộp hồ sơ và trong quá trình thẩm định nhằm nâng dần tính chuyên nghiệp của bộ máy cơ quan Nhà nước trong việc phục vụ nhân dân. Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh BR-VT, Trung tâm Khuyến Công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp: Xây dựng kế hoạch chi tiết của đơn vị triển khai thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Phối hợp với Sở và các cơ quan liên quan trong việc tiếp nhận, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp trong phạm vi, chức năng được giao; Chi cục Quản lý Thị trường: Tăng cường công tác thanh kiểm tra, phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, vận động tổ chức, cá nhân ký cam kết không vi phạm; Định kỳ các đơn vị tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Công Thương theo yêu cầu. Đình Hiệp - P.CNTT
Bài mới hơn
Bài cũ hơn
|