Tin tức sự kiện
Phát triển năng lượng theo xu hướng phát triển bền vững là hệ quả tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Kỳ 3)
Trong 02 kỳ trước chúng tôi đã trình bày một cách cụ thể về vai trò, nhu cầu của ngành năng lượng trước yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kỳ này sẽ đánh giá những thành tựu, kết quả những tồn tại, hạn chế của ngành năng lượng của tỉnh trong phát triển bền vững. 1. Những kết quả thành tựu, kết quả và những tồn tại vướng mắc của ngành năng lượng trong phát triển bền vững a) Những thành tự kết quả đạt được - Trong giai đoạn 2011 – 2018 trên địa bản tỉnh ước đạt tiết kiệm được gần 453 triệu kWh, tương đương khoảng 2% điện thương phẩm, giảm phát thải 369,4 tấn CO2 (hệ số phát thải của điện là 0,8154 tấn CO2/MWh theo văn bản số 315/KTTVBĐKH-GSPT ngày 17 tháng 3 năm 2017 của Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu). Hình ảnh: Lễ nhấn nút khởi công dự án (nguồn baomoi.com) - Một số dự án lớn vẫn duy trì hoạt động hiệu quả và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng điện của cả nước như Trung tâm điện lực Phú Mỹ với công suất 4.000MW và Nhà máy điện Bà Rịa công suất 388,9MW; Dự án ống dẫn khí Nam Côn Sơn vận chuyển đến Trung tâm Phân phối khí Phú Mỹ để cấp nguyên, nhiên liệu cho các nhà máy điện, đạm Khu công nghiệp Phú Mỹ, Nhơn Trạch; ngày 24 tháng 2 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức nhấn nút khởi công xây dựng Dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD; ngoài ra đã khởi công dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo công nghệ cao do Công ty Cổ phần Năng lượng IREX làm chủ đầu tư, hiện nay đã đưa vào vận hành giai đoạn 01 cảu dự án; đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc để thực hiện Dự án nhà máy sản xuất polypropylene và kho chứa khí hóa lỏng (LNG) tại khu công nghiệp Cái Mép với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD; Dự án kho tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và tái hóa khí thiên nhiên Hải Linh Vũng Tàu với quy mô công suất 220.000m3 (4.971 tỷ đồng); ký cam kết đầu tư với Tổng Công ty phát điện 3 thực hiện dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn với vốn đầu tư khoảng 4,5 tỷ USD. - Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng trong đó ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sinh học. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 09 dự án xác định được các chủ đầu tư và đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió với tổng công suất 312,5 MW, tổng mức đầu tư khoảng 7.755 tỷ đồng, tổng diện tích đất khoảng 306,87 ha. Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh có khoảng 52 hộ, doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất là 528kWp, trong đó có một số hệ thống có công suất lớn như: Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu (140kWp), Điện lực Côn Đảo (100kWp), Nhà máy Điện An Hội – Côn Đảo (36kWh), Khách sạn Sam My – Vũng Tàu (40kWh), Công ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam (30kWp)… b. Bên cạnh kết quả đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, khó khăn - Các máy móc thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường thường gắn liền với việc lãng phí năng lượng, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao nên làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, vì vậy cơ chế “Năng lượng sạch” hay "Tiêu dùng xanh” đang là áp lực rất lớn lên thị trường, và nhà sản xuất năng lượng. - Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm năng lượng thân thiện với môi trường, thỏa mãn các thông số kỹ thuật tối thiểu, đảm bảo sức khỏe, cuộc sống, mặc dù có thể giá thành đắt, đó là xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0. Tuy nhiên hệ thống mạng lưới điện không theo kịp để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất ngày càng hiện đại hơn. - Các giải pháp về quản lý, điều tiết của Nhà nước chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả; việc phát triển thị trường năng lượng hiện nay vẫn chưa được hoàn thiện và có tính cạnh tranh cao, giá bán điện một số dạng năng lượng tái tạo hiện nay vẫn chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư.Việc quản lý nhà nước trong việc phát triển nguồn năng lượng trước yêu cầu phát triển bền vững còn hạn chế; một số quy định về ưu đãi đầu tư cho phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường chưa được triển khai đầy đủ trong thực tiễn. c. Sở dĩ có tình trạng nêu trên, bởi những lý do điển hình như: Quy mô, diện tích sử dụng đất của các dự án năng lượng rất lớn, có công nghệ phức tạp, nên vốn đầu tư vào mỗi dự án là rất cao, trong khi khả năng đáp ứng của các tổ chức tín dụng trong nước là hạn chế do thiếu vốn huy động, quỹ đất của Tỉnh rất hạn hẹp. Lời kết Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đang dần chuyển sang cơ chế phát triển kinh tế bền vững gắn với công nghệ tiên tiến. Trong cơ chế phát triển đó, để chính sách pháp luật về quản lý nhà nước phát triển nguồn năng lượng trước yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam không mâu thuẫn hay đi ngược lại các mục tiêu kinh tế thị trường thì việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp chính sách, hỗ trợ, khuyến khích đa dạng hóa các nguồn năng lượng, trong đó chú trọng phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững, trước yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế đang mạnh mẽ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh đã có hai dự án lớn được UBND Tỉnh đồng ý về chủ trương triển khai nghiên cứu khảo sát trong đó có 01 dự án sử dụng khí LNG và 01 dự án điện gió, cả hai dự án này chủ đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư dự án năng lượng mới. Hy vọng sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh bền vững. Phòng QLNL
Bài mới hơn
Bài cũ hơn
|