Tin tức sự kiện
Triển khai thực hiện Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực và an toàn điện
Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ ban hành Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực về an toàn điện có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014 (sau đây gọi tắt là Nghị định 14/2014/NĐ-CP) thay thế Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ công trình lưới điện cao áp và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005. Nghị định 14/2014/NĐ-CP có 4 chương và 27 điều bao gồm các quy định về: An toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện trong sản xuất; bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi xây dựng các công trình lưới điện cao áp. Căn cứ nội dung Nghị định 14/2014/NĐ-CP, Sở Công Thương hướng dẫn, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, quán triệt thực hiện một số quy định quan trọng về an toàn điện và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp như sau: I. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ. 2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp. 3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện. 4. Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp. 5. Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện. 6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện. 7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện. 8. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn. 9. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác. 10. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện. 11. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện. 12. Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định. 13. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây. 14. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. II. Xử lý, quản lý an toàn đối với công trình điện lực không còn khai thác, sử dụng 1. Các công trình điện lực, không bao gồm nhà máy điện hạt nhân, khi không còn khai thác, sử dụng phải được xử lý, quản lý theo quy định của pháp luật về xây dựng, về bảo vệ môi trường và pháp luật khác liên quan. 2. Chủ sở hữu công trình phải tổ chức thực hiện các công việc sau: a) Thu gom chất thải nguy hại, tro xỉ, dầu mỡ các loại tồn đọng trong các đường ống, trang thiết bị, dầu cặn thải, các chất xút ăn da, amoniac, hydrazine, clo và axít mạnh, các chất ăn mòn khác và các dung dịch của chúng và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; b) Đối với lưới điện, phải tháo dỡ, thu hồi các kết cấu của lưới điện và hoàn trả mặt bằng trong vòng 06 tháng kể từ khi lưới điện được tách khỏi hệ thống điện; c) Đối với đập thủy điện, phải hoàn trả dòng chảy tự nhiên cho lưu vực sông (suối). 3. Chủ sở hữu công trình phải lập phương án quản lý, tháo dỡ, xử lý đối với công trình điện lực không còn khai thác sử dụng trong đó bao gồm nội dung tại Khoản 2 mục II, trình duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và tổ chức thực hiện theo phương án được duyệt. III. Xây dựng công trình lưới điện cao áp 1. Khi dự án công trình lưới điện cao áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mặt bằng xây dựng, chậm nhất sau mười lăm (15) ngày làm việc chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Việc bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và hỗ trợ khác cho người đang sử dụng đất khi xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mọi tài sản hoặc công trình được tạo lập sau khi đã nhận được thông báo thực hiện dự án mà vi phạm hành lang an toàn theo quy định tại Nghị định này thì buộc phải tháo dỡ phần vi phạm và không được bồi thường, hỗ trợ. 2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện trên không, ở khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng như sau: a) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2; b) Trong một khoảng cột, dây dẫn điện không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an toàn của dây dẫn điện không nhỏ hơn 2,5; c) Cách điện phải bố trí kép cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn điện, dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khóa đỡ kiểu cố định. Hệ số an toàn của cách điện và các phụ kiện phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành; d) Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
đ) Trường hợp đặc biệt, khi xây dựng, cải tạo đường dây điện cấp điện áp đến 35 kV dọc theo hành lang đường giao thông nội bộ ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, nếu sử dụng dây bọc thì cho phép khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 11 m. 3. Khoảng cách từ dây dẫn điện đến mặt đất ở ngoài các khu vực được quy định tại Khoản 2 mục III được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện. 4. Đoạn cáp ngầm nối với đường dây dẫn điện trên không tính từ mặt đất trở lên đến độ cao hai mét phải được đặt trong ống bảo vệ. 5. Trường hợp buộc phải xây dựng lưới điện cao áp trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. IV. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp 1. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật điện lực được quy định trong bảng sau:
2. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:
3. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:
V. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không 1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau: a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp; b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng. VI. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không 1. Trường hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, khoảng cách được quy định như sau: a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
b) Đối với đường dây có điện áp từ 110kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
d) Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 mục VI. 2. Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
3. Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 mục VI và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới. 4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m. VII. Quản lý, vận hành lưới điện cao áp: 1. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm a) Kiểm tra thường xuyên hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm, báo cáo và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó; b) Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện đúng thời hạn quy định. Không vận hành quá tải đối với đường dây phía trên nhà ở, công trình xây dựng; c) Thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên theo định kỳ 06 tháng, hàng năm; đối với tai nạn điện còn phải thực hiện chế độ báo cáo nhanh đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra; d) Công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. 2. Người quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện. 3. Việc chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp do đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tổ chức thực hiện và phải thông báo cho tổ chức quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết trước năm (05) ngày làm việc bằng hình thức thông báo trực tiếp. Trường hợp cá nhân, tổ chức sở hữu cây cố tình không nhận thông báo thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại (Ủy ban nhân dân cấp xã) về việc không nhận thông báo; các tổ chức, cá nhân không nhận thông báo vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện như các trường hợp khác. 4. Trường hợp bắt buộc phải chặt cây để khắc phục sự cố, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải thông báo ngay số cây cần chặt và bồi thường cho chủ sở hữu cây. Nếu không thông báo được cho chủ sở hữu cây thì phải thông báo và được xác nhận với Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi chặt cây. 5. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp thực hiện nhiệm vụ sửa chữa định kỳ phải thông báo trước ba (03) ngày cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất nơi có cáp điện ngầm hoặc đường dây dẫn điện trên không đi qua bằng hình thức giao thông báo trực tiếp hoặc gửi bảo đảm qua bưu điện hoặc thông qua hệ thống phát thanh, truyền thông của Ủy ban nhân dân cấp xã; sửa chữa đột xuất do sự cố phải thông báo trước khi thực hiện công việc, trường hợp không thông báo được thì phải thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi thực hiện công việc. Công tác kiểm tra, sửa chữa kết thúc, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phải khôi phục lại mặt bằng như trước khi sửa chữa. 6. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất nơi có cáp điện ngầm hoặc đường dây dẫn điện trên không đi qua có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của công trình. Để thuận tiện cho việc tiếp cận, nghiên cứu Nghị định 14/2014/NĐ-CP và quán triệt thực hiện theo đúng quy định, Sở Công Thương đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan cập nhật văn bản này tại Website của Chính phủ (www.chinhphu.vn), hoặc Website của Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn), hoặc Website của Sở Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu (http://soct.baria-vungtau.gov.vn mục văn bản pháp quy). Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên hệ về Sở Công Thương để hướng dẫn thực hiện (địa chỉ: Số 01 Phạm Văn Đồng, Phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điện thoại: 064 3856200064 3856200 - Fax: 064 3856344). Phòng QLNL
Bài mới hơn
Bài cũ hơn
|